Học tập đạo đức HCM

Lâm Đồng: Cơ giới hóa nâng cao hiệu quả sản xuất

Thứ ba - 03/11/2020 22:21
Tăng cường sử dụng các loại máy móc vào canh tác nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Chính tầm quan trọng đó mà tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều giải pháp khuyến khích bà con nông dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất.

Lâm Đồng là địa phương có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Theo đó, bên cạnh một số loại nông sản ngắn ngày như rau, hoa... bà con nông dân các địa phương còn đầu tư trồng nhiều loại cây dài ngày như chè, cà phê, dâu tằm...

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, cơ giới hóa trong canh tác nông nghiệp được xem là một trong những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho nhà nông để nâng cao năng suất lao động; ổn định năng suất, chất lượng nông sản; hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; cải thiện thu nhập trên mỗi đơn vị canh tác.

Chính những ưu điểm đó mà ngày càng nhiều nhà vườn đã ưu tiên đưa máy móc vào sản xuất. Đặc biệt là tại những khu vực chuyên canh các loại nông sản ngắn ngày, do phải luân canh, gối vụ liên tục, việc sử dụng máy móc chính là cách để nông dân triển khai mùa vụ kịp thời, đáp ứng yêu cầu mà các đơn hàng đặt ra.

Trình diễn máy xới Kobuta.

Trình diễn máy xới Kobuta.

Ông Ya Ngụy ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương cho biết: “Gia đình ông đã đầu tư mua máy xới từ nhiều năm nay. Do ông chuyên canh các loại rau ngắn ngày, nên từ khi đưa máy móc vào khâu làm đất, hiệu quả của công việc đồng áng tăng lên rõ rệt. Vì vậy, ngoài việc phục vụ sản xuất tại gia đình, ông còn cày thuê cho nhiều nông hộ ở địa phương với gía 300 ngàn đồng/sào”.

Để việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều giải pháp hướng về cơ sở. Theo đó, bên cạnh việc hỗ trợ một số thiết bị, máy móc cho nông dân, ngành nông nghiệp Lâm Đồng còn tổ chức các lớp tập huấn, liên kết với các doanh nghiệp tổ chức các buổi hội thảo, nhằm giúp nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm những thông tin cần thiết.

Vừa qua tại huyện Đơn Dương, đại lý Dinofarm Lâm Đồng phối hợp với UBND xã Tu Tra tổ chức hội thảo và trình diễn cơ giới hóa nông nghiệp bằng máy kéo Kubota. Giới thiệu đến bà con một số dòng máy kéo hiện đại, phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp.

Anh Nguyễn Ngọc Linh, đại lý Dinofarm Lâm Đồng khẳng định, hiện nay, cơ giới hóa trong canh tác nông nghiệp chính là giải pháp giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Bởi vậy mà ngày càng có nhiều nhà nông tìm hiểu và trang bị các loại máy móc. Đây chính là tín hiệu vui cho tỉnh Lâm Đồng, địa phương đã có nhiều thành quả trong việc ứng dụng công nghệ cao vào canh tác nông nghiệp từ nhiều năm qua.

Hiện nay, trên lĩnh vực trồng trọt, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đối với các loại rau, hoa, lúa… ở Lâm Đồng đạt từ 94-95%; khâu chăm sóc, tỷ lệ cơ giới hoạt trên một số loại cây trồng chính đạt từ 58 - 95%. Trong chăn nuôi, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu chuồng trại, cải tạo giống, sản xuất thức ăn, vận chuyển… đạt từ 70 - 90%.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần rất lớn giúp nông dân Lâm Đồng nâng cao hiệu quả sản xuất. Thu nhập bình quân trên mỗi đơn vị canh tác đạt khoảng 180 triệu đồng/ha. Trong đó, những diện tích nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao đạt từ vài trăm đến hàng tỷ đồng/ha/năm.

Theo Bùi Hằng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/lam-dong-co-gioi-hoa-nang-cao-hieu-qua-san-xuat-d276882.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập894
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại753,278
  • Tổng lượt truy cập93,130,942
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây