Học tập đạo đức HCM

Đi xuất khẩu lao động ở đâu dễ kiếm “nghìn đô”?

Thứ hai - 27/08/2018 05:18
Thay vì chọn thị trường dễ tính như Đài Loan, Ả Rập – Xê út, nhiều lao động đang chọn lựa Nhật Bản để sang làm việc. Tiếp đó, Hàn Quốc, Đức - cũng là hai thị trường được lao động Việt Nam ưa chuộng.

5 lý do để chọn Nhật Bản

Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), trong 6 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã đưa 61.000 lao động đi làm việc ở các thị trường trên thế giới, riêng Nhật Bản là có 17.417 người (đứng sau thị trường Đài Loan).

 di xuat khau lao dong o dau de kiem “nghin do”? hinh anh 1

Lao động Việt Nam học tiếng và kỹ năng trước khi sang Nhật Bản làm việc.  Ảnh: T.L

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), trong 6 tháng đầu năm 2018, đã có gần 61.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt 55,1% kế hoạch năm trong năm 2018. Tính đến thời điểm hiện tại, các thị trường chính mà lao động Việt Nam đến làm việc gồm: Đài Loan (213.000 người), Nhật Bản (126.000 người), Hàn Quốc (38.000 người); Ả Rập Saudi (9.000 người)...

Theo ông Lê Nhật Tân – Phó Tổng Giám đốc Công ty LOD, dù thị trường Nhật Bản chỉ đứng thứ hai về số lượng XKLĐ nhưng lại luôn dẫn đầu về chất lượng lao động. 2 năm trở lại đây, Nhật Bản được xác định là thị trường trọng tâm, trọng điểm trong XKLĐ.

Theo ông Tân, có 5 lý do để lao động Việt Nam nên chọn thị trường Nhật Bản đi XKLĐ thay vì các thị trường khác. Đầu tiên, Nhật Bản là quốc gia phát triển, thu nhập bình quân đầu người khá cao, do vậy mức lương quốc gia này trả cho lao động cũng khá cao, dao động từ 1.000 - 1.500 USD (khoảng 30-35 triệu đồng/tháng), chưa kể làm thêm.

Thứ 2, theo ông Tân, lao động nên chọn Nhật bởi đây là quốc gia phát triển có thị trường lao động rất phát triển, vì thế người lao động sẽ học được nhiều kiến thức, kỹ năng khá tốt về cả mặt văn hoá, ngôn ngữ, công việc, tác phong công nghiệp... Qua đánh giá, lao động đi làm việc từ Nhật Bản trở về nước có sự hoàn thiện tốt hơn về mọi mặt so với lao động đi Đài Loan, Malaysia, Ả Rập – Xê út.

Thứ 3, hiện nay các chính sách nhập cảnh cho lao động đã được nới rộng. Thay vì cấp thị thực 3 năm, Nhật Bản đã nới rộng lên thành 5 năm. Trước đây với thời hạn 3 năm, lao động làm việc tại Nhật Bản không đủ thời gian để tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng và cả tiền bạc để bù lại số tiền đã đầu tư sang đây làm việc. Tuy nhiên, khi được nới rộng 5 năm, người lao động thực sự có mong muốn đi làm việc sẽ có thể tích luỹ kiến thức cũng như tiền bạc sau này về Việt Nam làm việc.

Thứ 4, với lao động đi làm việc ở Nhật Bản, khi trở về sẽ được công ty hỗ trợ giới thiệu, tạo việc làm. Cứ 3 - 6 tháng một lần các doanh nghiệp phái cử lao động lại tổ chức ngày hội việc làm mời các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam sang làm việc tuyển dụng.

Lý do cuối cùng, nếu trước đây Nhật Bản là thị trường lao động khó tính thì gần đây,  Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận lao động rất đa dạng ở nhiều ngành nghề. Từ thực tập sinh kỹ thuật trong ngành công nghiệp, xây dựng, tới ngành nông nghiệp, giúp việc gia đình và cả lao động kỹ thuật cao như kỹ sư, bác sĩ... Điều này là cơ hội tốt để lao động Việt Nam được thử sức, nâng cao trình độ.

Nhiều thị trường lao động tiềm năng

Theo ông Phạm Đỗ Nhật Tân – Phó Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam,  các thị trường khác thu hút lao động là Hàn Quốc, Đài Loan.

Ông Tân phân tích, nếu xét về thu nhập, thị trường Hàn Quốc có thu nhập ổn định, thậm chí còn cao bằng hoặc hơn tiền lương so với thị trường Nhật Bản. Lao động làm việc ở Hàn Quốc có thể nhận mức lương cơ bản từ 1.500 -2.000  USD/ tháng (tương đường từ 34 -45 triệu đồng/tháng), chưa kể tiền làm thêm.

Nếu làm thêm giờ, lao động có thể nhận mức lương từ 50-70 triệu đồng/tháng. Cao nhất là lương giành cho lao động làm trong ngành công nghiệp, dịch vụ; còn lao động làm nông nghiệp có thể thấp hơn một chút.

Mặc dù có mức lương khá hấp dẫn nhưng không phải lao động nào cũng có thể được đi XKLĐ ở Hàn Quốc. Nhiều năm gần đây do tình hình lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc tăng khá cao nên phía Hàn siết chặt vấn đề tiếp nhận lao động. Sau 3 năm tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc theo chương trình XKLĐ giá rẻ (EPS), mãi tới năm 2016 phía bạn lại mới mở cửa lại thị trường, tuy nhiên chỉ là ký thoả thuận tiếp nhận lao động theo từng năm.

“Xét về thu nhập thì khá ổn, nhưng về điều kiện lao động, khả năng tích luỹ kinh nghiệm, trình độ, học tập thì đi Hàn Quốc không  được như Nhật Bản. Thêm vào đó, thời gian lưu trú tại Hàn Quốc khá thấp, chỉ 3 năm. Đặc biệt, Hàn Quốc chỉ tiếp nhận lao động thông qua chương trình EPS. Mọi lao động đi theo con đường tự do đều là lao động phi pháp, sẽ bị bắt giữ” – ông Tân phân tích.

Với những phân tích trên, ông Tân cho rằng, nếu là lao động trẻ, có trình độ, có tay nghề, có tham vọng, có tài chính lao động nên chọn thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong trường hợp đặt mục tiêu ngắn hạn có thể chọn thị trường XKLĐ dễ tính hơn như Đài Loan, Indonesia, Ả rập – Xê út...

Theo Nguyệt Tạ (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay23,940
  • Tháng hiện tại698,389
  • Tổng lượt truy cập85,605,425
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây