Học tập đạo đức HCM

Đổi đời nhờ Quỹ Khuyến nông

Thứ bảy - 28/04/2012 22:01
Hà Nội là địa phương duy nhất của cả nước xây dựng được Quỹ Khuyến nông (QKN), một kênh tín dụng quan trọng giúp nông dân phát triển sản xuất. Từ nguồn vốn vay của QKN, trong những năm qua, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn thành phố đã vươn lên làm giàu.
Doanh thu tăng 10 - 30%
Anh Bùi Xuân Xưởng (thôn Cổ Miếu, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh), một trong những hộ dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ QKN thành phố. Anh Xưởng cho biết, bắt đầu xây dựng trang trại chăn nuôi gà đẻ từ năm 2007, anh phải vất vả tìm nguồn vốn đầu tư bởi chỉ tính tiền xây dựng hệ thống chuồng trại đã xấp xỉ 2 tỷ đồng. Năm 2008, anh được vay 300 triệu đồng từ QKN thành phố với lãi suất 0,5%. Đến năm 2010, sau khi trả xong vốn đợt đầu, anh tiếp tục mở rộng sản xuất và được vay lần hai 300 triệu đồng.
"Nhờ có nguồn vốn vay từ QKN, tôi có điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập" - anh Xưởng phấn khởi. Hiện, anh có 3 dãy chuồng nuôi gà, diện tích 800 - 1.000m2²/chuồng, tổng số gà đẻ 16.000 con. Mỗi ngày, trang trại của anh thu được khoảng 12.800 quả trứng. Với số lãi 400 đồng/quả, anh thu được hơn 5 triệu đồng tiền lãi/ngày, cộng với tiền thanh lý gà hết lứa giá 100.000 đồng/con, anh Xưởng thu về trên 3 tỷ đồng/năm. Trang trại của anh còn tạo công ăn việc làm cho 4 lao động với mức lương 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Cũng như anh Xưởng, ông Nguyễn Hoàng Hải, thôn Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, một trong những chủ trang trại sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ QKN để làm giàu. Năm 2006, xã Vân Hà có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tận dụng những diện tích đất hoang hóa, trũng sang nuôi trồng thủy sản. Ông Hải đứng ra nhận thầu 10ha khu Đồng Nẩy để nuôi trồng thủy sản. Trong hai năm đầu tiên, ông Hải huy động vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng để đầu tư sản xuất. Đến năm 2008, ông bắt đầu được tiếp cận vốn vay từ QKN với mức vay 300 triệu đồng. Hiện, mỗi năm ông Hải thu được 20 - 32 tấn cá chim, trắm, mè, rô phi các loại, thu lãi 200 - 300 triệu đồng.
Theo Trạm Khuyến nông huyện Đông Anh, trong năm 2011, toàn huyện có 10 hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất từ QKN với tổng số tiền 2,6 tỷ đồng. Trong quý I/2012, Trạm đã thẩm định 6 phương án vay vốn với số tiền 2,4 tỷ đồng. Ông Nguyễn Bá Giang, Trạm Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đông Anh đánh giá, thông qua nguồn vốn vay QKN, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu, doanh thu tăng từ 10 - 30%. Đồng thời, góp phần sử dụng đất đai, mặt nước có hiệu quả, tăng thu nhập cho người nông dân, giá trị sản phẩm hàng hóa đạt từ 100 - 200 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều mô hình hiệu quả cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho đội ngũ lao động dư thừa tại địa phương với mức thu nhập bình quân đạt từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.
Tăng cường quản lý vốn
Theo Trung tâm Khuyến nông TP, từ khi thành lập vào năm 2002 đến hết tháng 4/2012, QKN đã tạo điều kiện cho 1.838 hộ dân vay vốn với tổng số tiền trên 208 tỷ đồng. Trong đó, một số địa phương có số hộ được vay vốn nhiều như Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức… QKN đã giải ngân cho một số vùng sản xuất có quy mô tập trung như vùng chăn nuôi bò sữa Ba Vì; vùng nuôi trồng thủy sản Thanh Trì, Mỹ Đức; chăn nuôi gia cầm Đông Anh, Chương Mỹ; vùng hoa, cây cảnh Từ Liêm, Hoài Đức, Thường Tín, Mê Linh…
QKN còn triển khai cho vay theo hình thức liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp như Công ty CP sữa Ba Vì, Công ty CP sữa Quốc tế (IDP), các đơn vị cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất như HTX Tây Tựu, Công ty TNHH Thực phẩm xanh Việt Nam…


Ông Nguyễn Hoàng Hải, xã Vân Hà, huyện Đông Anh bên khu nuôi trồng thủy sản của gia đình. Ảnh Thiện Quang
Một trong những vấn đề quan trọng khi triển khai hoạt động của QKN là quản lý việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tại Đông Anh, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp chặt chẽ với UBND các xã trong quá trình quản lý, sử dụng QKN, đảm bảo phù hợp với kế hoạch, quy hoạch của địa phương. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho 23 khuyến nông viên cơ sở tại 23 xã trực tiếp tham gia triển khai, quản lý QKN trên địa bàn. Để bảo toàn nguồn vốn QKN, Trạm Khuyến nông huyện gửi thông báo trước 1 tháng tới hộ vay vốn và đôn đốc, kiểm tra các hộ đến hạn trả vốn. Nhờ đó, đa số các hộ trả vốn đúng thời hạn, trong đó nhiều hộ trả vốn trước hạn 15 - 20 ngày.
Theo anh Lê Mạnh Thường, cán bộ quản lý QKN, trước khi duyệt cho vay vốn, các hộ dân phải được thẩm định phương án kinh doanh kỹ lưỡng. Với những hộ vay từ 100 triệu đồng trở lên phải được Hội đồng thẩm định cấp thành phố gồm đại diện Sở NN&PTNT, Sở Tài chính họp bàn để quyết định mức cho vay cụ thể. Sau khi đã cấp vốn vay, QKN sẽ cử cán bộ kiểm tra 2 lần/tháng và tập huấn kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý vốn cho các hộ dân. Trong năm 2011, Trung tâm Khuyến nông thành phố đã tổ chức 42 lớp tập huấn kỹ thuật về khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn và có như cầu vay vốn.
Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP cho biết, trong năm 2011, Trung tâm đã mời Hội đồng thẩm định cấp thành phố tham gia hai đợt kiểm tra việc sử dụng vốn vay của Quỹ. Qua kiểm tra, hầu hết các hộ đã sử dụng vốn vay đúng mục đích. Mặc dù thời gian qua, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, song các hộ vay vốn đều sản xuất có hiệu quả, nhiều hộ mở rộng quy mô sản xuất so với phương án vay.
Nới rộng mức vay
Hiện nay, dịch bệnh, thời tiết diễn biến bất thường đã làm giảm hiệu quả của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cùng với đó, giá cả đầu ra nông sản không ổn định trong khi nguyên vật liệu, vật tư đầu vào như phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các mô hình vay vốn từ QKN. Đặc biệt, theo các hộ dân, mức vay vốn hiện chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, xã Vân Hà, huyện Đông Anh cho biết đang có ý định đầu tư xây dựng mô hình trang trại sinh thái, trong đó có một khu trưng bày sản phẩm làng nghề mộc của địa phương và khu hồ câu, dịch vụ bể bơi… Mặc dù mức vay tối đa của QKN là 500 triệu đồng, nhưng đối với những mô hình trang trại cần đầu tư lớn thì mức vay trên còn thấp. Vì thế, cần có chính sách nới rộng mức vay cao hơn.
Anh Bùi Xuân Xưởng, xã Thụy Lâm chia sẻ thêm, với diện tích 8.000m2², công suất khu nuôi gà của trang trại đạt 30.000 con, song, hiện anh mới chỉ đủ lực nuôi 1/2 công suất trên. Để mở rộng sản xuất, nhu cầu nguồn vốn lớn nên anh vẫn phải vay bên ngoài, họ hàng 300 - 400 triệu đồng với lãi suất 1,5%/tháng. "Vay bên ngoài không ổn định, khi họ cần thì mình phải thu xếp trả ngay. Còn vay từ QKN lãi suất thấp và có lộ trình để thu xếp trả nợ" - anh Xưởng nói.
Ngoài ra, thủ tục vay vốn trải qua nhiều quy trình dẫn đến hộ nông dân mất nhiều thời gian đi lại. Do đó, các hộ dân đề nghị điều chỉnh thủ tục cho phù hợp với khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, thành phố, huyện cần sớm đồng bộ các quy trình định mức kinh tế, kỹ thuật trong xây dựng các mô hình vay vốn theo từng vùng sản xuất hàng hóa để việc thẩm định các phương án vay vốn được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo cấp vốn kịp thời cho các hộ dân phát triển sản xuất.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP Nguyễn Văn Chí cho biết, trong năm 2012, QKN Hà Nội tiếp tục tập trung số vốn vay vào hỗ trợ các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Ngoài ra, còn có các mô hình sản xuất thuộc các xã nông thôn mới và cho vay đào tạo nghề nông nghiệp. Đặc biệt, chú trọng vào các hộ, tập thể, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.
Năm 2012, QKN Hà Nội được thành phố cấp thêm 20 tỷ đồng nâng tổng số vốn của Quỹ lên gần 100 tỷ đồng. Kế hoạch giải ngân vốn năm 2012 dự kiến 52,850 tỷ đồng, thu hồi vốn đạt 30 tỷ đồng và thu phí quản lý QKN dự kiến 4,6 tỷ đồng.
Theo Ktdt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,706
  • Tổng lượt truy cập90,284,099
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây