Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật sản xuất cây sấu con và trồng sấu làm giàu rừng

Thứ sáu - 21/09/2012 22:25
Sấu là loài cây gỗ lớn, sống lâu năm, có tán lá rộng và thường xanh. Sấu là loài cây có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với đất đai và khí hậu ở miền Bắc, có nhiều tác dụng, đặc biệt là khả năng phòng hộ bền vững, kỹ thuật trồng đơn giản. Sấu mọc tốt trên đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, thoát nước, các loại đất phù sa ven sông, ven suối,... ... đất đồi núi còn tính chất đất rừng mát, ẩm, có độ sâu >50cm, dốc khoảng 250, nơi có nhiệt độ bình quân năm từ 20 - 250C, lượng mưa năm lớn hơn hoặc bằng 1500mm, độ ẩm không khí từ 86% trở lên và có mùa nóng, lạnh rõ rệt.
 

 

 

1. Kỹ thuật chọn giống

 

- Cây mẹ để lấy giống có tuổi trên 15 năm.

 

- Cây sinh trưởng cân đối và khoẻ mạnh

 

- Sấu ra hoa tháng 4 - 5, quả chín vào tháng 8 - 9. Khi quả chín, vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc màu vàng nâu. Hạt cứng có mầu nâu đen là có thể thu hái được.

 

- Hạt giống sơ chế xong có thể áp dụng một trong hai phương pháp bảo quản sau:

 

+ Bảo quản trong cát ẩm từ 20 - 25% (Phương pháp đánh giá cát ẩm bằng cách nắm một nắm cát trong tay thấy nước không rỉ qua kẽ ngón tay và lúc bỏ tay ra cát vẫn định hình, sau đó rời ra từ từ là đạt độ ẩm này). Phương pháp này có thể giữ phẩm chất hạt được 3 - 5 tháng.

 

+ Bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ ổn định 50C. Phương pháp này có thể kéo dài phẩm chất hạt được 6 - 9 tháng.

 

2. Kỹ thuật sản xuất cây con

 

* Mật độ cây trên luống.

 

Để cây có đủ khoảng sống và thuận lợi phát triển đường kính gốc, mật độ bầu xếp: 200 - 220 bầu/m2.

 

* Xử lý hạt giống.

 

- Hạt ngâm trong nước 2 sôi + 3 lạnh trong 12 giờ.

 

- Sau đó vớt hạt ra đem ủ trong cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt + 2 cát (theo thể tích). Cách làm cụ thể như sau:

 

+ Trên nền gạch hay nền đất cứng ngoài trời đổ một lớp cát ở dưới dày 5cm, rải một lớp hạt dày 3 - 5cm

 

+ Tiếp đến là lớp cát và san đều để cát lấp kín hạt. Trên cùng rải một lớp cát 5cm. Tưới đẫm nước.

 

+ Che nắng phía trên. Hàng ngày tưới ẩm cho hạt, sau 10 - 15 ngày chọn những hạt đã nứt nanh để gieo vào bầu. Số hạt còn lại chưa nứt nanh thì ủ tiếp.

 

* Thời vụ gieo ươm.

 

- Tốt nhất gieo ươm ngay sau khi thu hái quả

 

* Cấy mầm.

 

- Hạt nứt nanh được cấy trực tiếp vào bầu. 1 hạt cấy vào 1 bầu.

 

- Dùng que nhọn chọc một lỗ ở giữa bầu với độ sâu chừng 3cm và bề rộng bằng độ lớn của hạt rồi thả hạt xuống. Dùng tay ấn nhẹ để lấp kín hạt.

 

- Gieo xong tưới nước ngay để cho hạt tiếp xúc với đất và giữ ẩm cho hạt.

 

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

 

+ Che bóng cho cây.

 

- Cây Sấu con cần che bóng trong giai đoạn 1 - 2 tháng đầu, Thời gian 20 ngày đầu, che khoảng 60 - 70%, sau 10 ngày giảm còn 40%, 10 ngày sau còn 20%, sau 10 ngày tiếp bỏ hết vật liệu che ra.

 

- Nên làm giàn che cao 1m70 để đi lại chăm sóc cây con dễ dàng và dùng phên đan hay lưới che.

 

+ Tưới nước.

 

- Đảm bảo cho bầu cây ẩm trong 3 tháng đầu. Tưới đủ ẩm cho cả bầu cây, nghĩa là ẩm tới đáy bầu.

 

- Số lần tưới và ngày tưới tùy theo thời tiết và khí hậu của mỗi vùng mà quyết định.

 

- Nếu gặp sương muối thì phải dùng nước lã rửa lá cây vào buổi sáng.

 

- Ngừng tưới trước khi trồng 30 ngày.

 

+ Làm cỏ phá váng.

 

- Tiến hành tra dặm. Sau 20 - 30 ngày kiểm tra bầu chết thì dặm hạt mới hoặc cấy cây con vào.

 

- Định kỳ 15 - 20 ngày nhổ cỏ 1 lần, cỏ phải nhổ ngay lúc còn nhỏ để tránh ảnh hưởng đến cây con, sửa sang cho cây đứng thẳng. Dùng que xới nhẹ trên mặt bầu, tránh gây tổn thương đến rễ cây.

 

+ Bón thúc.

 

- Tiến hành bón thúc sau khi cây mạ mọc 30 - 45 ngày.

 

- Bón NPK: 3 lần, 1 tháng 1 lần

 

Lần 1: 2kg cho 10.000 cây, nồng độ 1 - 3%

 

Lần 2: 4kg cho 10.000 cây, nồng độ 1 - 3%

 

Lần 3: 4kg cho 10.000 cây, nồng độ 1- 3%

 

Ngừng tưới thúc trước khi trồng 30 - 45 ngày. Dụng cụ tưới thúc: bằng ô doa, tưới lúc sớm hoặc chiều tối.

 

+ Phòng chống thời tiết bất lợi và phòng trừ sâu bệnh hại.

 

- Để chống sương muối, gió: tưới nước vào buổi sáng sớm; làm giàn che.

 

- Chống gió lạnh giá, cắm ràng ràng cao 0,5 - 0,6m. Cây sấu ít bị sâu hại.

 

- Chú ý phòng chống chuột ăn hại mầm non. Nơi có nhiều chuột thì phải diệt chuột trước, kết hợp quây kín xung quanh bằng vải PE, cao 40 - 60cm và kiểm tra thường xuyên.

 

* Tiêu chuẩn cây con xuất vườn.

 

+ Cây con trồng vụ xuân( tháng 3 - 5 năm sau):

 

- Tuổi: 12 - 18 tháng

 

- Đường kính cổ rễ: Từ 1,0cm trở lên

 

- Chiều cao bình quân 80 - 100cm.

 

- Cây thẳng, không cong queo, cụt ngọn, nhiều thân

 

- Cây đã hoá gỗ và không bị nhiễm bệnh

 

3. Kỹ thuật trồng sấu để làm giàu rừng

 

- Cự ly trồng: 4 x 3 (m) (hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 3m)

 

- Trồng rừng vào vụ xuân hoặc vụ thu

 

* Cuốc hố.

 

- Kích thước hố: 40cmx40cmx40cm

 

- Hố được bố trí theo nanh sấu giữa các hàng

 

- Khi cuốc để riêng lớp đất mặt sang một bên.

 

- Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng 1 - 2 tháng.

 

- Khi cuốc hố nếu thấy đã có cây tái sinh mục đích thì phải cuốc hố tránh sang một bên không để cây tái sinh chèn ép cây trồng.

 

* Lấp hố kết hợp với bón lót.

 

- Cuốc lớp đất mặt trên miệng hố xuống trước, sau đó lấp lớp đất mặt xuống, cuối cùng là lớp đất còn lại.

 

- Hố phải được lấp đầy, giữa hố cao hơn miệng hố 5 cm

 

- Hố phải lấp trước khi trồng tối thiểu 15 ngày.

 

 * Trồng sấu làm giàu rừng

 

- Chọn thời tiết râm, mát, mưa nhỏ để trồng

 

- Dùng dao nhỏ sắc hay dao lam rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng.

 

- Dùng xẻng hoặc cuốc xới đều lớp đất giữa hố và bới một lỗ sâu hơn chiều cao bầu cây chừng 3 - 5cm. Đặt cây đã bỏ vỏ bầu vào chính giữa hố, mặt bầu ngang với mặt hố. Lấp đất nhỏ kín rồi dùng tay hay chân giậm nhẹ chặt xung quanh bầu, tránh làm vỡ bầu, sau đó lấp lớp đất nhỏ trên cùng dày 1 - 2 cm.

 

4. Kỹ thuật, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng làm giàu rừng

 

* Năm thứ 1

 

Trồng vụ Xuân:

 

+ Số lần chăm sóc: 2 lần

 

+ Thời điểm: tháng 7- 8 và tháng 10-11.

 

+ Kỹ thuật:

 

- Lần đầu phát dọn dây leo, cỏ dại cây bụi rộng 1 m trong băng trồng cây, kết hợp sửa sang cây mới trồng.

 

- Lần thứ hai phát dọn dây leo, cỏ dại cây bụi theo rạch rộng 1m và vun xung quanh gốc đường rộng 0,8m.

 

- Trồng dặm những cây chết.

 

Trồng vụ Hè Thu:
+ Số lần chăm sóc: 1 lần
+ Thời điểm: tháng 10-11
+ Kỹ thuật:

 

- Phát dọn dây leo, cỏ dại cây bụi , theo rạch rộng 1m,

 

- Vun đất xung quanh gốc đường kính rộng 0,8m.

 

- Trồng dặm những cây chết

 

* Năm thứ 2.

 

+ Số lần chăm sóc: 3 lần
+ Thời điểm: tháng 2-3, tháng 6-7, tháng 10-11.
+ Kỹ thuật:

 

- Lần 1 và 2: phát dọn thực bì trên rạch trồng cây, để lại cây tái sinh mục đích có triển vọng. Xới xáo xung quanh gốc sấu đường kính 1m.
- Lần 3: phát dọn thực bì trên rạch trồng cây và chặt bỏ cành, cây bụi trên băng chừa vươn ra ảnh hưởng cây trồng (mở rộng rạch phía trên ngang tầm với theo hình phễu).

 

- Tiến hành vệ sinh băng chừa: Phát luỗng dây leo, cây sâu bệnh. Những cây tái sinh mục đích bị cây phi mục đích, cây bụi chèn thì tiến hành loại bỏ những cây chèn ép đồng thời đánh dấu những cây tái sinh mục đích có triển vọng cần nuôi dưỡng.

 

* Chăm sóc năm thứ ba.

 

- Giống như năm thứ hai: Phát luỗng dây leo, cây sâu bệnh.

 

- Trồng dặm những cây chết.

 

- Những cây tái sinh mục đích khi bị cây phi mục đích, cây bụi chèn thì tiến hành loại bỏ những cây chèn ép đồng thời đánh dấu những cây tái sinh mục đích cần nuôi dưỡng

 

* Chăm sóc năm thứ tư

 

+ Số lần chăm sóc: 2 lần.

 

+ Thời điểm: tháng 4-5 và tháng 10-11.
+ Kỹ thuật chăm sóc:

 

- Lần 1: luồng phát thực bì trên rạch trồng cây, chặt các cành nhánh của cây tái sinh trên băng chừa che ngọn cây Sấu. 
- Lần 2: luồng phát thực bì trên rạch và xới xáo, vun gốc Sấu đường kính rộng 1m.
- Luỗng phát và chăm sóc cây tái sinh trên băng chừa.
* Chăm sóc bảo vệ rừng non.
- Bảo vệ không cho trâu bò vào khu vực rừng trồng.
- Bảo vệ không để cháy rừng.
- Điều chỉnh khoảng không dinh dưỡng cho cây tái sinh mục đích, chặt tỉa các cây tái sinh chèn ép cây trồng.

 

* Chăm sóc nuôi dưỡng rừng giai đoạn tiếp theo

 

- Trong giai đoạn này chủ yếu bảo vệ không để cháy rừng. Những nơi có thực bì rậm rạp, cần phát luỗng trước mùa hanh khô.
- Điều chỉnh khoảng không dinh dưỡng, loại bỏ cây bụi hoặc cây tái sinh phi mục đích ảnh hưởng đến cây trồng.
- Luỗng phát dây leo, cành nhánh của các cây ở bìa băng chừa để mở sáng cho cây trồng làm giàu rừng 
- Những cây cong queo, cây bị sâu bệnh, cây cụt ngọn, cây nhiều thân, cây còi cọc tán lệch.

 

Theo TTKN Quốc Gia

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay14,038
  • Tháng hiện tại327,728
  • Tổng lượt truy cập90,391,121
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây