Học tập đạo đức HCM

Ngành sữa thế giới vượt thách thức

Thứ hai - 03/07/2017 22:29
Ngành sữa toàn cầu hiện đang trải qua giai đoạn hỗn loạn. Thị trường sữa tại Trung Quốc ảm đạm do cầu quá thấp, lệnh cấm vận thương mại của Nga và sự gỡ bỏ hạn ngạch sữa EU đã khiến ngành này rơi vào trạng thái dư thừa nguồn cung và rớt giá.

Tuy nhiên, ngành sữa vẫn có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Dân số tăng cao cộng với sự thay đổi chế độ dinh dưỡng đã làm tăng nhu cầu sử dụng sữa. Khi thu nhập tăng và các quốc gia đẩy mạnh đô thị hóa, nhiều người dân có xu hướng tăng cường bổ sung calo từ các nguồn protein (gồm cả sản phẩm sữa). Dự kiến nhu cầu tiêu thụ sữa toàn cầu tăng 2,5% mỗi năm tới năm 2020.  

ngành sữaNgười tiêu dùng đang hướng đến các sản phẩm sữa sạch, an toàn và minh bạch nguồn gốc - Ảnh: Deloitte

  

Trong khi ngành sữa đang phải đối mặt với vô số thách thức, thì xu hướng tiêu dùng sữa dài hạn của người dân cùng công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến đã đem lại cho ngành sữa nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đi kèm không ít thách thức. Người đón nhận cơ hội và đối diện thách thức chính là người chăn nuôi, các hãng chế biến và các kênh phân phối, bán lẻ.  

  

 Chăn nuôi bền vững

Bền vững vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với người chăn nuôi trong ngành sữa. Hiệu ứng nhà kính (đặc biệt là methane từ chăn nuôi bò và carbon từ sản xuất), rác thải thực phẩm chính là những vấn đề quan ngại nhất. Trong bối cảnh đó, nhiều phương thức chăn nuôi bền vững đã ra đời, góp phần giảm thiểu chi phí đầu vào đáng kể cho người chăn nuôi.  

Đứng ở góc độ là người trực tiếp sản xuất sữa nguyên liệu, những công nghệ tiên tiến mới có hiện nay cùng “dữ liệu lớn” của ngành nông nghiệp đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người chăn nuôi trong việc định lượng thông tin nhằm liên tục quản lý, giám sát toàn bộ trang trại và có ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố. Người chăn nuôi nào có khả năng bắt kịp công nghệ này, đồng thời kết hợp phương pháp quản lý trại và chăn nuôi phù hợp thì lợi nhuận chắc chắn sẽ tăng cao. Riêng người chăn nuôi bò sữa tại EU, phương thức sản xuất như trên còn giúp duy trì lợi nhuận và chăn nuôi bền vững trong thời kỳ hạn ngạch sữa EU bị gỡ bỏ.  

  

 Sản xuất trách nhiệm   

Các hãng sản xuất đứng giữa người chăn nuôi và người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt nhiều áp lực thị trường. Tuy nhiên, ngành chế biến sữa có phát triển hay không, lại phụ thuộc vào chiến lược của các hãng sản xuất từ việc tạo ra các xu hướng tiêu dùng mới bao gồm việc gia tăng tiêu dùng sản phẩm xanh, sạch, bổ dưỡng, thực phẩm chức năng... Lợi thế của các nhà sản xuất sữa chính là nhu cầu sử dụng protein trong khẩu phần dinh dưỡng của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, và đây là cơ hội để họ đẩy mạnh chiến dịch quảng bá và tiêu dùng sản phẩm sữa.  

Công nghệ là chìa khóa tận dụng hết lợi thế từ những xu hướng này nhưng nó không phải là chìa khóa vạn năng. Ngoài công nghệ, các hãng sản xuất vẫn cần phải có khả năng nhận dạng và khai thác được những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Khi đến tay người tiêu dùng, cần đảm bảo đó là các sản phẩm an toàn, đáng tin cậy.  

Ngành công nghiệp sữa đã phải chứng kiến không ít vụ bê bối trong thời gian qua; do đó mỗi doanh nghiệp cần phải có những giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng uy tín, minh bạch để duy trì niềm tin của khách hàng. Những công nghệ mới như blockchain – công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, có thể được sử dụng trong ngành sữa và được coi là công cụ tiềm năng để truy xuất nguồn gốc và kiểm tra quá trình sản xuất.  

  

 Bán lẻ tiện dụng

Các xu hướng chủ đạo như tăng cường sử dụng thực phẩm chức năng, sự nở rộ các cửa hàng kinh doanh qua mạng đã và đang hình thành một văn hóa mua và tiêu dùng cho riêng ngành hàng thực phẩm. Sản phẩm sữa đang dẫn đầu những xu hướng này vì sữa được coi là nguồn protein tiện lợi và giá tương đối rẻ. Bởi vậy, các kênh phân phối lẻ buộc phải ứng phó với những xu hướng trên bằng cách sử dụng công nghệ và quản lý dữ liệu tốt hơn nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu.   

Các mô hình bán lẻ sữa hiện đang trở nên phổ biến và hoạt động khá hiệu quả tại các nước phương Tây. “Milk shop” - một mô hình bán sữa qua máy tại châu Âu được đánh giá là cầu nối đưa người tiêu dùng tiến gần các sản phẩm địa phương. Theo nghiên cứu của Deloitte 2015, 86% người tiêu dùng Mỹ đang hướng đến các sản phẩm sữa bổ dưỡng, tiện dụng và 37% khách hàng sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh để tìm kiếm sản phẩm và mua hàng. Do đó mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ tiện dụng đang được nhân rộng với đa dạng sản phẩm để phục vụ khách hàng.  Như vậy, để có một ngành sữa phát triển khỏe mạnh, người chăn nuôi cần hướng đến cách thức chăn nuôi bền vững, thân thiện môi trường; hãng chế biến tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, minh bạch và kênh bán lẻ phải linh hoạt đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.   

  

* 13 kg

Mạng lưới trang trại bò sữa quốc tế (IFCN) dự báo tiêu thụ sữa đạt mức tăng trưởng 25% trong 10 năm tới, tương đương 2,3%/năm. Người tiêu dùng sữa cũng sẽ tăng lên 1 tỷ người trên toàn thế giới. Tính trung bình, mỗi người sẽ tiêu thụ khoảng 13 kg sữa/năm. 

*208 triệu tấn

Theo ước tính của IFCN hiện nay, với mức giá trung bình 41 USD/100 kg sữa ECM (sữa tiêu chuẩn 4% chất béo; 3,3% chất đạm), sản lượng sữa ước tính trong năm nay sẽ tăng lên 208 triệu tấn, gấp 8,5 lần sản lượng sữa của New Zealand. 

*121 triệu trang trại

Là số trang trại sản xuất sữa ước tính tới năm 2025, giảm 17,5 triệu trang trại so với năm 2007 nhưng sản lượng bình quân của mỗi trang trại tăng 47% tới năm 2025. Như vậy, số lượng các trang trại sẽ giảm nhưng quy mô sản xuất được mở rộng. 

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập465
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại184,941
  • Tổng lượt truy cập88,863,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây