Học tập đạo đức HCM

Ngư dân “ngồi trên đống lửa”

Thứ ba - 16/04/2013 20:15

Hàng trăm ngư dân miền Trung như đang “ngồi trên đống lửa” bởi giá hải sản giảm đột ngột trong khi chi phí đi biển tăng cao. Rất nhiều chủ tàu thuyền đã cho tàu gác mái nằm bờ.

 

 Đánh bắt thua lỗ

Nhiều chủ tàu thuyền của các tỉnh miền Trung neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) tỏ ra mệt mỏi và chán nản vì giá hải sản giảm chóng mặt, trong khi chi phí nhiên liệu cùng các chi phí khác lại tăng vùn vụt theo giá xăng dầu.

Anh Lê Văn Sang phải gác lại dự án táo bạo của mình.

Ngư dân Nguyễn Xuân Hùng (TP.Đồng Hới, Quảng Bình), chủ tàu QB 91456 cho tàu cập bến sau chuyến biển 10 ngày than thở: “Chuyến này tàu tôi đánh được 4 tấn mực xà và cá ngừ. Với giá hải sản giảm từ ngày 1.4 lại nay, tàu thu được chưa đến 65 triệu đồng. Trong khi tàu tiêu thụ hết 2.500 lít dầu. Với giá dầu gần 22.000 đồng/lít, tiền dầu đã ngốn hết 55 triệu đồng. Các tổn phí khác ăn đứt 15 triệu đồng nữa. Như vậy chuyến này lỗ “bạc mặt” rồi”.

Khốn khổ hơn anh Hùng khi anh Trần Đình Chiêu (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) có tới 3 chiếc tàu hành nghề giã cào (Qng 92600, Qng 92601, Qng 92603) phải cho “đắp chiếu” tại âu thuyền Thọ Quang. Anh Chiêu cho hay: “Mỗi tàu của tôi một ngày đêm tiêu thụ hết 1.000 lít dầu. Giá dầu tăng, một ngày tôi phải bỏ thêm gần 12 triệu đồng. Trong khi giá hải sản thì không tăng mà lại giảm mạnh. Đống tiền 6 tỷ đồng (giá trị 3 con tàu) nằm im như cục đất gần nửa tháng rồi”. Cũng theo anh Chiêu, có khoảng hơn 100 tàu hành nghề giã cào cùng quê với anh đang cho tàu neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), cảng Sa Kỳ, Tịnh Kỳ (Quảng Ngãi)…

Dịch vụ hậu cần cũng lao đao

Không chỉ ngư dân đánh bắt phải lo lắng mà các chủ tàu thuyền dịch vụ hậu cần nghề cá cũng lao đao trước khó khăn hiện nay. Ông Lê Mến (quận Hải Châu, Đà Nẵng) chủ của 3 con tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, có tiềm lực mạnh nức tiếng miền Trung trong nghề này cũng phải chùn bước. Ông Mến nói: “Từ cuối tháng 3, tôi chỉ cho tàu Đna 90424 (480CV) ra khơi thu mua hải sản và tiếp nguyên nhiên liệu cho các tàu đánh bắt. Còn tàu Đna 90444 có công suất 1.200CV và 1 tàu nữa thì không dám cho đi, bởi chi phí xăng dầu quá cao. Ra khơi chắc chắn bị lỗ”.

Ngư dân Ngô Văn Hiên (quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), chủ tàu ĐNa 90234 cho biết:

Đá trước kia 11.000 đồng/cây giờ lên 15.000 đồng/cây. Ngư lưới cụ và các mặt hàng ăn theo nghề biển cũng tăng vụt. Chi phí phụ ngoài xăng dầu tăng thêm phải 20 triệu đồng cho một chuyến biển 15 ngày.

Ông Mến cho biết thêm, gần 1 tháng nay, hải sản tiêu thụ rất chậm. Các mặt hàng hải sản để bán cho doanh nghiệp thì giá xuống thấp. Trong khi mặt hàng chợ, giá ổn định nhưng nhu cầu tiêu thụ giảm 50%.

Còn ông Trần Toàn (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng), chủ 2 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá cho biết: “Rất nhiều chủ tàu thuyền gọi tui “cháy” cả máy điện thoại để ra thu mua hải sản. Nhưng hải sản bán chậm quá nên đành chịu”.

Trong khi đó, anh Lê Văn Sang (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) người đoạt Giải thưởng Lương Định Của năm 2012 dành cho những thanh niên nông thôn ưu tú nhất cho hay, dự án đóng con tàu hậu cần nghề cá lớn nhất cả nước với công suất 2.000CV đang phải gác lại.

Anh chia sẻ: “Mình rất muốn đóng tàu 2.000CV để vươn khơi xa, nhưng hiện nay để duy trì hoạt động của 3 con tàu dịch vụ hậu cần của gia đình đã khó khăn lắm rồi”.

“Mong sao Nhà nước có chính sách về giá xăng dầu riêng cho ngư dân. Chứ tình trạng giá xăng dầu lên, giá hải sản giảm thì chuyện ngư dân bỏ biển không phải là ít” - ông Toàn nêu nguyện vọng.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập742
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại742,148
  • Tổng lượt truy cập93,119,812
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây