Học tập đạo đức HCM

Trồng rau hữu cơ

Thứ hai - 15/04/2013 23:43
Sau gần 4 năm huyện Lương Sơn (Hòa Bình) triển khai mô hình trồng rau hữu cơ đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, bình quân 1 ha cho thu nhập trên 400 triệu đồng/vụ. Nhiều hộ dân không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

CHUYỂN ĐỔI ĐÚNG HƯỚNG

Huyện Lương Sơn có địa hình bán sơn địa gần thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khô hạn diễn ra nghiêm trọng, khiến nhiều diện tích trồng lúa đạt năng suất thấp. Từ thực tế trên huyện đã tìm hướng chuyển sang trồng các loại cây chịu hạn như ngô, khoai, rau, đậu các loại. Trong đó chú ý đến SX rau an toàn với quy tập trung.

Từ năm 2008, được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NN-PTNT Bắc bộ, huyện Lương Sơn đã triển khai mô hình trồng rau hữu cơ trên địa bàn. Đây là mô hình sự kết hợp 4 nhà gồm: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà DN. Trong 2 năm (2008 - 2009), huyện đã mở 28 lớp đào tạo cho 840 nông dân về mô hình SX nông nghiệp hữu cơ; năm 2010 mở được 5 lớp với 150 học viên. Tham gia lớp tập huấn, nông dân không chỉ được học kiến thức trồng rau hữu cơ mà còn được học trồng chè, bưởi, nhãn.

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Dự án triển khai tại 7 đơn vị, gồm thị trấn Lương Sơn, xã Hoà Sơn, Nhuận Trạch, Hợp Hoà, Thành Lập, Cự Yên, Tân Vinh. Hiện có 8 nhóm SX và 1 HTX với 82 thành viên với tổng diện tích 2,7 ha. Điển hình tại xã Đồng Tâm và Hợp Hoà, người dân trồng cải bắp đạt năng suất 1,5 tấn/sào, thu nhập 400 triệu đồng/ha/vụ. Nhóm trồng rau ở xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch trồng cà chua năng suất 1,5 tấn/sào, thu nhập 416 triệu đồng/ha/vụ.

Ông Đức cho biết thêm, việc SX rau hữu cơ hiện tại còn phân tán, manh mún, nhỏ lẻ thiếu tập trung, sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng không đồng đều. Không những thế, còn thiếu sự chủ động trong việc phối hợp thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch SX, kiểm tra giám sát của các cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở. Từ thực tế trên, Phòng NN-PTNT đã lập dự án đề xuất UBND huyện hướng tới phát triển rau quy mô rộng.


Mô hình trồng rau hữu cơ đem lại thu nhập cao

Mặc dù mô hình SX rau hữu cơ đem lại hiệu quả cao nhưng gặp nhiều khó khăn. Theo ông Đức, nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm ra hữu cơ còn hạn chế, chưa phân biệt được sản phẩm rau hữu cơ với rau thông thường trên thị trường, một bộ phận người dân chưa chú trọng đến thực phẩm an toàn.

Ngoài ra, SXKD rau gặp rủi ro cao, mạng lưới kinh doanh rau hữu cơ còn thiếu. Các DN đầu tư vào lĩnh vực SXKD rau còn hạn chế. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại cho lĩnh vực quảng bá rau an toàn chưa được mở rộng và phát triển. DN thu mua không ổn định.

300 M2 THU 2 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG 
Trồng rau hữu cơ rất dễ học, vừa dễ làm, đó cũng là khẳng định của những người nông dân đã từng tham gia mô hình trồng rau hữu cơ tại xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn. Theo họ cho biết, vẫn cách trồng thông thường, nhưng vườn rau hữu cơ chỉ sử dụng phân bón hữu cơ và các loại thuốc trừ sâu chế biến từ thảo mộc.

 Bà Nguyễn Thị Thuý, xóm Mòng chia sẻ: Gia đình bà tham gia dự án với diện tích 300 m2, trồng rau muống, ngót... mỗi tháng thu gần 2 triệu đồng. Rau hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại hoá chất nào. Việc diệt sâu bệnh được trị bằng thuốc sinh học gừng, tỏi, ớt, ngải cứu, rượu...

Bà Thuý nhẩm tính: “Trước đây, cây lúa chỉ đem lại 1 năm 2 vụ, nhưng với cây rau hữu cơ, tôi có thể thu hoạch quanh năm. Tính trung bình, 1 kg rau có giá 14.000 đồng, mỗi tháng thu trên 2 triệu đồng/tháng, trừ chi phí bỏ túi hơn 1 triệu đồng, trong khi đó từng ấy diện tích mà trồng lúc thì lời lãi chẳng được bao nhiêu, còn trồng rau gấp mấy lần trồng lúa”.

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lương Sơn: “Trong năm 2013, huyện sẽ duy trì và phát triển 9 nhóm rau hiện có, tiếp tục hoàn thiện cơ sở SX; phát huy có hiệu quả kinh nghiệm học viên đã qua đào tạo. Đồng thời tiếp tục tập huấn, chuyển giao TBKT cho các hộ khác; tích cực hoàn thiện thương hiệu rau hữu cơ Lương Sơn và xây dựng logo rau hữu cơ Lương Sơn. Ngoài ra sẽ mở rộng phạm vi tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm”.

Ông Nguyễn Đức Xường, HTX Nông sản hữu cơ xóm Mòng, cho biết: Mô hình này đem lại thu nhập cao cho người dân, tuy nhiên việc trồng rau hữu cơ khác hơn nhiều trồng rau thông thường. Người trồng rau phải tuân thủ quá trình SX, từ khâu làm đất cho đến phun thuốc trừ sâu.

Để trồng rau hữu cơ, mỗi người dân được huấn luyện 3 tháng về phương pháp trồng và chăm sóc rau. Khoá học này rất bổ ích và việc tham gia vào HTX đảm bảo cho nông dân có nguồn thu nhập ổn định. Với người dân xóm Mòng, mô hình trồng rau hữu cơ đã giúp người dân tăng thêm thu nhập.

Cũng là một hộ tham gia dự án như ở xóm Mòng, ông Lê Văn Hiệu, xóm Suối Cốc, xã Hợp Hoà cho biết: “Cây lặc lày dễ trồng, tiêu thụ thuận lợi. Ở xã số diện tích trồng một số loại cây không cho năng suất cao nên bà con đã chuyển đổi số diện tích đó sang trồng lặc lày và một số cây trồng khác theo quy trình nông nghiệp hữu cơ”.

Để phát huy lợi thế và hình thành vùng chuyên canh SX rau hữu cơ có quy mô tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững, trong thời gian tới huyện Lương Sơn sẽ tiếp tục mở rộng, hoàn thiện dự án SX và tiêu thụ rau hữu cơ giai đoạn 2013 - 2016, định hướng 2020. Theo đó huyện sẽ quy hoạch vùng SX rau tập trung 15 ha, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập848
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại746,289
  • Tổng lượt truy cập93,123,953
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây