Học tập đạo đức HCM

Đắk Lắk: Nuôi dê, trồng bơ, hộ nghèo ở đây có tiền bỏ túi, trở thành hộ khá

Thứ ba - 28/07/2020 09:52
Dựa vào nhu cầu thực tế, nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển sinh kế tại Đăk Lăk đã được xây dựng phù hợp với thế mạnh của từng địa phương. Các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững được lồng ghép khéo léo đã hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất.

Mô hình phù hợp giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại Đăk Lăk đã được thực hiện hiệu quả, đồng bộ ở các cấp. Trong đó, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người được thụ hưởng từ chương trình.

Nhân rộng mô hình hiệu quả, Đăk Lăk giảm nghèo nhanh - Ảnh 1.

Nhờ đàn dê 35 con, hộ gia đình chị Lữ Thị Kim Xuyến đã thoát nghèo. Ảnh: P.L

Đến cuối năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh Đăk Lăk còn 46.033 hộ nghèo, chiếm 9,33%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,48% so với cuối năm 2018. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là 6,56%, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm 8,38%, vượt kế hoạch đề ra. Năm 2020, Đăk Lăk hướng tới chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,36 - 4,49%.

Gia đình chị Lữ Thị Kim Xuyến (ở xã Ea M'róh, huyện Cư M'gar), có đàn dê 35 con sinh trưởng tốt, đem lại thu nhập ổn định. Được biết, năm 2018, gia đình chị được xã cấp cho 1 con bò cái sinh sản theo mô hình giảm nghèo "Chăn nuôi bò cái sinh sản cho hộ nghèo". 

Sau thời gian chăm sóc kỹ lưỡng, bò tơ vẫn kém phát triển do không phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình. 

Chị đã đề nghị bán con giống được hỗ trợ để mua 2 con dê cái sinh sản, 2 con dê non bổ sung vào đàn dê hiện có. Với kinh nghiệm 7 năm nuôi dê, chị đã nhân rộng hiệu quả mô hình chăn nuôi. Năm 2019, gia đình chị Xuyến thoát nghèo.

Trong khi đó, thông qua tổ vay vốn của Hội Nông dân xã, các hộ nghèo như hộ gia đình anh Trịnh Thành Trí (buôn HDung, xã Ea Mróh) được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Với nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ năm 2017, anh Trí đầu tư chuyển đổi diện tích cà phê, tiêu cằn cỗi, kém năng suất qua trồng xen canh các loại cây ăn trái có giá trị như sầu riêng, bơ Cuba, mít Thái, mãng cầu… 

Năm qua, vườn cây đem lại thu nhập hơn 100 triệu đồng, đời sống của gia đình anh Trí nhờ đó đã khấm khá hơn trước.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh

Ea M'róh là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Cư M'Gar. Tuy nhiên, nhờ vào những mô hình giảm nghèo thiết thực được áp dụng như đối với gia đình chị Xuyến, anh Trí mà đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm hơn 26% so với năm 2015. 

Hiện, toàn xã chỉ còn 132 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,3%. Số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 117 hộ, chiếm 88,6%.

Nhân rộng mô hình hiệu quả, Đăk Lăk giảm nghèo nhanh - Ảnh 3.

Mô hình trồng xen canh cây ăn trái trong vườn cà phê đem lại thu nhập khá cho gia đình anh Trịnh Thành Trí. Ảnh: P.L

Không chỉ ở Ea M'róh, chỉ qua một năm thực hiện việc nhân rộng mô hình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã giảm khá nhanh. Theo Sở LĐTBXH tỉnh Đăk Lăk, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo và nâng cao thu nhập.

Kết quả kiểm tra dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ở Đăk Lăk cho thấy, đối với hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc dự án 3 (hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 135 và Chương trình 30a), tỷ lệ hộ nghèo đã giảm hơn 22% (so với tổng số hộ tham gia dự án). Đối với dự án chăn nuôi gà ta lai chọi đã có 73/170 hộ thoát nghèo, cận nghèo (chiếm tỷ lệ 42,94%).

Riêng dự án chăn nuôi bò dê, do việc triển khai chậm (đến tháng 12/2019 mới cấp con giống) nên hiện vẫn chưa đánh giá được hiệu quả. Bước đầu, các hộ tham gia dự án này đều đã được cấp con giống, vật tư, trị giá từ 16 - 18 triệu đồng/hộ.

Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ở Đăk Lăk đã giúp người dân nâng cao kiến thức trong chăn nuôi, trồng trọt thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Đây được xem là yếu tố tiên quyết giúp các hộ tham gia dự án sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, từng bước giảm nghèo bền vững.

Theo Phạm Ly/danviet.vn
https://danviet.vn/dak-lak-nuoi-de-trong-bo-ho-ngheo-o-day-co-tien-bo-tui-tro-thanh-ho-kha-20200727155903251.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập745
  • Hôm nay65,775
  • Tháng hiện tại801,885
  • Tổng lượt truy cập93,179,549
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây