Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học: "Rào cản" ngay từ nhận thức

Thứ hai - 29/06/2020 05:35
Nhiều người biết tác hại của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học và muốn dùng thuốc BVTV sinh học. Tuy vậy, để thuốc BVTV sinh học được sử dụng rộng rãi vẫn còn nhiều thách thức, trong đó rào cản trước hết là về nhận thức.

Khó áp dụng đồng bộ

Ông Võ Thành Dũng - Phó Giám đốc HTX rau hữu cơ Trường Thịnh (TP.HCM) kể, nhiều nông dân biết tác hại của thuốc BVTV hóa học, nhưng dịch bệnh hại cây trồng bây giờ rất nhiều và phát triển còn nhanh hơn danh mục thuốc BVTV mà người ta biết.

Thực tế, việc sử dụng thuốc BVTV sinh học cần những hiểu biết không chỉ về dịch hại, mà còn về thổ nhưỡng, thời tiết, mối quan hệ giữa dịch hại và chính những tác nhân sinh học đó. Chi phí cho các loại thuốc BVTV sinh học cao nhưng hoạt lực lại thấp hơn thuốc hóa học. 

Trong khi đó, các sản phẩm rau quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có giá bán không chênh lệch nhiều với sản phẩm thông thường. Đây là một khó khăn lớn trong việc sử dụng và phổ biến kiến thức về thuốc BVTV sinh học cho người dân.

Ông Dũng lưu ý, việc sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học không có nghĩa là diệt trừ tất cả các sâu hại hoặc bệnh hại, mà là làm giảm áp lực của sâu bệnh xuống dưới ngưỡng gây hại. Vì thế, biện pháp sinh học phải được áp dụng chung với các biện pháp canh tác phù hợp khác; áp dụng trong khoảng thời gian đủ lâu, khoảng không gian đủ rộng mới phát huy hiệu quả.

Ứng dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Gặp khó ngay từ nhận thức - Ảnh 1.

Nông dân TP.HCM phun thuốc diệt cỏ trên ruộng ớt. ảnh Nguyễn Vy

Một vườn rau sạch nằm giữa 10 vườn rau phun thuốc thì làm sao đảm bảo hiệu quả. Để đảm bảo năng suất và thu nhập, người dân đành quay trở lại sử dụng thuốc hóa học. "Thói quen duy trì lâu năm rồi thành quen. Không thể trách nhận thức của người dân" - ông Dũng nói.

Ông Lê Quang Khải - cán bộ kỹ thuật của nông trường VinEco (thuộc Masan) kể, tại các trang trại của mình, dù đã có sự thống nhất cao để áp dụng đồng loạt nhưng hiệu quả đến nay vẫn chưa cao và chi phí giá thành tăng lên. 

Theo ông Khải, trong thống kê danh mục thuốc BVTV, chỉ có khoảng 20% là thuốc sinh học và thảo mộc, còn lại là thuốc hóa học. Trong cơ cấu cây trồng cũng có sự mất cân đối khi 90% loại thuốc tập trung cho cây lúa. Chỉ có số ít sản phẩm cho các cây trồng khác.

Nhiều nhưng chưa đủ

Cũng theo ông Khải, VinEco đang tuân thủ và hướng tới việc sử dụng thuốc theo các tiêu chuẩn của nước sở tại. Nhưng ở điều kiện trong nước, nhiều cây trồng chưa có thuốc sử dụng hoặc rất ít loại thuốc, khiến doanh nghiệp không thể trồng các loại rau đó và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Nói nhận thức của nông dân thấp là không đúng vì chính chúng ta đã không nói nhiều về sinh học. Ngành nông nghiệp cần có một đánh giá tổng thể để có hướng đi hiệu quả hơn vì còn rất nhiều cơ hội để thuốc BVTV sinh học phát triển".

TS Phạm Thị Vượng

Tại các trang trại của VinEco, lượng thuốc BVTV đăng ký sử dụng một số loại rau đặc thù, có tiềm năng xuất khẩu như măng tây, cà rốt, cải thảo... là không nhiều. Với măng tây là hoàn toàn không có nên sản phẩm này cũng gặp vấn đề về kiểm dịch, phát hiện bọ trĩ trong quá trình xuất khẩu đi Hàn Quốc.

PGS - TS Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuốc BVTV cho biết, danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện có hơn 1.000 chất với hơn 4.000 tên thương phẩm. 

Trong đó, thuốc BVTV sinh học có 231 hoạt chất, với 721 tên thương phẩm (chiếm 18% trong các thuốc BVTV). So với các nước trong ASEAN, con số này khá nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, so với lượng thuốc BVTV nhập khẩu, lượng thuốc BVTV sinh học mới chiếm khoảng 10%. Các loại thuốc sinh học có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật có ích hầu hết được sản xuât trong nước với quy mô nhỏ lẻ.

Thuốc BVTV sinh học, đặc biệt là các chế phẩm vi sinh trên đồng ruộng được sử dụng rất hạn chế. "Vì thế, công tác BVTV ở nước ta nhiều năm qua vẫn dựa chủ yếu vào thuốc hóa học. Đây là điểm yếu cần tập trung mọi nỗ lực để khắc phục trong thời gian tới" - TS Hồng nói.

Còn theo PGS - TS Phạm Thị Vượng - nguyên Viện trưởng Viện BVTV, cái khó trong sử dụng thuốc BVTV sinh học lâu nay tồn tại ngay từ khâu nhận thức, ở cả cán bộ khoa học và lực lượng quản lý, chỉ đạo sản xuất. Nhiều người tin rằng chỉ có thuốc BVTV hóa học mới có thể giải quyết được tất cả các dịch hại một cách dễ dàng.

Theo bà Vượng, từ những năm 1980 đến nay, nhà nước đã đầu tư nhiều nhân lực cho lĩnh vực này và cũng đã có nhiều sản phẩm tốt. Hiện nay, nhiều nông dân, trang trại rất muốn giảm lượng thuốc BVTV hóa học nhưng lại không biết rõ thuốc nào là sinh học. Cung, cầu đến nay chưa gặp nhau... 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,405
  • Tổng lượt truy cập90,280,798
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây