Học tập đạo đức HCM

Bùng phát ổ dịch thủy đậu ở Hà Tĩnh, người dân cần dự phòng lây nhiễm!

Thứ hai - 16/04/2018 10:05
Ngành Y tế Hà Tĩnh khuyến cáo người dân thực hiện ngay các biện pháp dự phòng lây bệnh sau khi bùng phát ổ dịch thủy đậu tại xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân) khiến 40 trường hợp mắc bệnh.

bung phat o dich thuy dau o ha tinh nguoi dan can du phong lay nhiem

Cán bộ Trung tâm YTDP huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh phun hóa chất Cloramin B khử trùng tại Trường Tiểu học Xuân Mỹ

Giám đốc Trung tâm YTDP huyện Nghi Xuân Ngô Văn Hiến cho biết, từ ngày 24/3 – 5/4/2018, ở trường Tiểu học và Mầm non xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân) có 37 trường hợp mắc thủy đậu, trong đó chủ yếu tập trung ở trường Tiểu học.

Để khống chế dịch bệnh, Trung tâm YTDP huyện đã phối hợp với Trạm Y tế xã và chính quyền địa phương phun Cloramin B khử trùng tại 2 trường học nói trên, đồng thời hướng dẫn nhà trường học vệ sinh môi trường các dụng cụ học tập, đồ chơi cho trẻ; tổ chức tuyên truyền cho các bậc phụ huynh và người dân trên địa bàn các biện pháp phòng chống bệnh dịch.

Đến ngày 5/4/2018, tình hình dịch bệnh được khống chế. Các bệnh nhân đều đã ổn định sức khỏe, trở lại trường học. Tuy nhiên, 10 ngày sau đó lại tiếp tục xuất hiện 3 trường hợp bệnh nhân mới. Hiện, cán bộ Trung tâm YTDP huyện và Trạm y tế xã đang theo dõi và giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc mới này.

Cùng với tập trung khống chế ổ dịch tại xã Xuân Mỹ, Trung tâm YTDP huyện Nghi Xuân đã có công văn chỉ đạo các trạm y tế trong toàn huyện tập trung các hoạt động phòng chống bệnh dịch. Đặc biệt là tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức người dân và giám sát dịch bệnh.

bung phat o dich thuy dau o ha tinh nguoi dan can du phong lay nhiem

Bệnh nhân mắc thủy đậu chủ yếu được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ.

Bệnh thủy đậu vẫn luôn tiềm ẩn mầm bệnh trong cộng đồng. Tại các địa phương trong toàn tỉnh hiện vẫn xuất hiện rải rác các ca bệnh. Bệnh không chỉ có ở trẻ em mà còn xuất hiện ở cả người lớn.

Chị Nguyễn Thị Phượng, ở thị trấn Cẩm Xuyên cho biết, chồng chị bị sốt nhẹ mấy ngày và sau đó xuất hiện các nốt ban. Đi khám, bác sỹ bảo đó là bệnh thủy đậu. Gia đình tự chăm sóc tại nhà, khoảng sau hơn 1 tuần chồng chị lành bệnh nhưng sau đó chị cũng đã bị lây bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Chí Trung – Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh Trung tâm YTDP Hà Tĩnh cho biết: Qua điều tra, giám sát cho thấy, đa số người mắc thủy đậu chưa được tiêm vắc xin phòng thủy đậu. Cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc xin rồi vẫn mắc bệnh nhưng mức độ bệnh bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng rạ và thường không bị biến chứng.

Bác sỹ Trung khuyến cáo, bệnh thủy đậu dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể. Trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất, ngoài ra người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

Bệnh thủy đậu có thể ngừa bằng vắc xin. Đối với người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vắc xin phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người này khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Khi khởi phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 giờ. Người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều cảm nhiễm với bệnh, thường xảy ra vào mùa đông xuân.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo.

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng cũng có những biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não...

Theo Thục Chi/baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập437
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,778
  • Tổng lượt truy cập93,220,442
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây