Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp gặp khó, người lao động mất việc làm ngày càng tăng

Thứ tư - 15/08/2012 03:34
Hàng trăm doanh nghiệp cắt giảm lao động khiến hàng ngàn lao động đã bị mất việc làm. Đó là thực tế đang diễn ra trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian vừa qua.

Theo khảo sát của ngành Lao động Thương và Xã hội (LĐTB&XH), Hà Tĩnh hiện có 3.580 doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) sử dụng 73.696 lao động tập trung chủ yếu ở các Công ty TNHH, Công ty Cổ phần và Doanh nghiệp tư nhân. Trong thời gian qua, tình hình thế giới và trong nước có sự khủng hoảng về kinh tế, nhà nước thắt chặt đầu tư công nên nhiều doanh nghiệp trong cả nước nói chung và các doanh nghiệp trong tỉnh ta gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp trên địa bàn lại có quy mô tương đối nhỏ, năng lực về sản xuất còn yếu và đầu tư nguồn vốn hạn hẹp… Từ đó, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, chuyển đổi cơ cấu và có nhiều trường hợp khó khăn hơn phải ngừng hoạt động, hoặc giải thể và cũng có những trường hợp làm ăn bét bát, thua lỗ nên chủ doanh nghiệp phải bỏ trốn.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, đã có 870 doanh nghiệp, trong đó có 94 HTX cắt giảm lao động, 154 doanh nghiệp ngừng hoạt động, 137 doanh nghiệp giải thể và có đến 245 chủ doanh nghiệp phải bỏ trốn do làm ăn thua lỗ, không có việc làm; có đến 4.825 lao động, trong đó có 434 xã viên mất việc làm. Trong số này, số lao động mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thay đổi cơ cấu chiếm khá lớn, với 2.391 lao động; doanh nghiệp ngừng hoạt động nên 1.699 lao động phải nghỉ việc,… Và có những HTX như: Chế biến nông lâm sản Thành Sen, SXKD chè Tân Tiến, Hải sản Cửa nhượng, SXKD rượu Khánh Lộc, Cơ khí sông Nghèn,… đều phải cắt giảm xã viên.

Anh Hà Chí Dũng – Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng 468 (thành phố Hà Tĩnh) cho biết: “Cách đây mấy năm, mấy chục anh em hội tụ với nhau thành lập công ty để làm ăn. Trong thời gian qua, do bị tác động từ nhiều phía, làm ăn khó khăn nên chúng tôi đành phải chia tay 1/3 thành viên công ty”.

Được biết, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng 468 chuyên hoạt động về mảng xây dựng nhưng trong thời gian qua do suy thoái kinh tế, Chính phủ cắt giảm đầu tư công nên không có việc làm nhiều, đành phải cho 15 cán bộ, kỹ sư, nhân viên nghỉ việc.

Cũng theo số liệu của ngành LĐTB&XH, số lao động đăng ký thất nghiệp từ đầu năm đến nay cũng cao hơn năm trước. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã có 54.678 lao động đăng ký thất nghiệp, nhiều hơn cùng kỳ năm 2011 là 2.220 người; số tiền phải chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lên đến hơn 7 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2011. Điều này cho thấy, người lao động đang rất cần việc làm và vì thế, cho dù tiền lương ít ỏi, không được như mong muốn nhưng vẫn “ráng chịu” vì lo thiếu nhỡ việc làm.

Trên đây mới chỉ là số liệu khảo sát của ngành chức năng. Trên thực tế, số lao động có thể bị mất hoặc thiếu việc làm nhiều hơn. Đáng buồn hơn, trong số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể chủ yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ nên ít quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách pháp luật, về cơ bản không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Do vậy, người lao động trong các doanh nghiệp này thiệt đơn thiệt kép.

Ông Lê Tâm – Trưởng phòng LĐTBXH thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Theo khảo sát thì trên địa bàn thành phố có 1.100 doanh nghiệp nhưng khi đi tìm hiểu, thực tế chỉ có hơn 700 doanh nghiệp có địa chỉ. Có doanh nghiệp hôm nay chúng tôi đi kiểm tra thì còn ở nơi này nhưng hôm sau đến thì không biết chuyển đi đâu, hay không hoạt động nữa thì không biết. Những lao động làm việc trong những doanh ngiệp kiểu này khó có thể đảm bảo mọi quyền lợi của người lao động”.

Được biết, trong sự khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian qua, tỉnh ta cũng đã triển khai kịp thời các chủ trương của Chính phủ, các bộ, ngành. UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn, kèo theo quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như: Đất đai; hỗ trợ san lấp mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị sản xuất; kinh phí đào tạo; lãi suất sau đầu tư;…

Ông Nguyễn Xuân Thông – Phó Giám đốc sở LĐTBXH cho biết, trong thời gian qua, ngành đã tổ chức sàn giao dịch việc làm mỗi tháng một lần, tổ chức ngày hội việc làm, đào tạo nguồn nhân lực cho KCN và các đơn vị có nhu cầu. Ngoài ra, ngành thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến Pháp luật về Lao động, Luật công đoàn, Luật bảo hiểm thất nghiệp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn; đồng thời giải quyết kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mất việc làm. Tuy nhiên, trong thời gian từ nay đến cuối năm tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tình trạng mất việc làm vẫn đang tiếp tục xảy ra.

Theo dự báo của Sở LĐTBXH, trên địa bàn tỉnh ta, số lao động mất việc làm 6 tháng cuối năm khoảng 2.559 người. Để giải quyết việc này, ngoài việc phải nhờ nền kinh tế “ấm” lên, doanh nghiệp “khỏe” hơn, cũng cần có giải pháp căn cơ để vực dậy các doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều việc làm mới để người lao động có việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống. Trong quá trình đó, ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành Luật lao động ở các doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho người lao động nếu không may bị thất nghiệp.

VŨ VIỄN
Nguồn:baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay26,602
  • Tháng hiện tại1,107,485
  • Tổng lượt truy cập92,281,214
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây