Học tập đạo đức HCM

Giải mã thu ngân sách nội địa Hà Tĩnh chưa đạt ngưỡng

Thứ tư - 28/06/2017 20:40
Dù rất cố gắng nhưng “chốt sổ” thu ngân sách nội địa 6 tháng đầu năm của Hà Tĩnh vẫn không được như kỳ vọng. Bởi, nguồn thu quan trọng thể hiện được “sức khỏe” của nền kinh tế lại mới chỉ bằng 72% so với cùng kỳ. Từ thực tiễn cho thấy, nguyên nhân giảm thu cơ bản được xác định là do “gốc” thu ngân sách hạn chế…

giai ma thu ngan sach noi dia ha tinh chua dat nguong

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm trên địa bàn giảm gần 13% so với cùng kỳ đã phần nào ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

Ngoài một số nguồn thu đạt tương đối khá như thu từ doanh nghiệp (DN) nhà nước 545 tỷ đồng (bằng 109% so cùng kỳ 2016), DN có vốn đầu tư nước ngoài 498 tỷ đồng (bằng 124%), thu từ đất 570 tỷ đồng (bằng 132%), thì các chỉ tiêu thu chưa đạt kế hoạch. Nguồn thu quan trọng thể hiện “sức khỏe” của nền kinh tế cũng như mang tính bền vững, ổn định là ngoài quốc doanh lại mới chỉ bằng 72% so với cùng kỳ; 12/15 sắc thuế đạt dưới 50% kế hoạch hay 10/13 huyện, thị xã có số thu đạt dưới 40% dự toán được giao của năm...

Phân tích những nguyên nhân cơ bản làm số thu ngân sách đến nay đạt thấp, ngành thuế cho rằng, nguồn thu ngân sách hay “gốc” thu khó khăn vẫn là điều cốt lõi. Theo đó, tăng trưởng kinh tế đạt thấp; sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chủ yếu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu nên không phát sinh thuế (thuế suất 0%) như thép, than cốc và thạch cao của Formosa; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm giảm 12,82% so với cùng kỳ, cho thấy, tổng cầu có xu hướng phục hồi nhưng chậm, sức mua, tiêu dùng yếu; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng đầu năm giảm khá lớn so với cùng kỳ (giảm 69%)... là những “lực cản” để phát triển nguồn thu.

Chiếm 70% tổng thu ngân sách của toàn tỉnh là nguồn thu từ khối DN nhưng thực trạng hiện nay ở Hà Tĩnh là DN giải thể, bỏ kinh doanh, hoặc không phát sinh thuế nhiều như... “sung rụng”. Theo đó, tính đến ngày 31/5/2017, tổng số DN đã đăng ký kinh doanh, quản lý thuế là 6.978, trong đó có 4.180 DN đang hoạt động (chiếm 60%); 2.798 DN phá sản, giải thể, ngừng hoạt động (chiếm 40%). Trong số DN đang hoạt động thì chỉ có 1.396 DN có thuế phát sinh, chiếm 20% tổng DN đăng ký kinh doanh. Từ khó khăn chung về kinh tế nên đầu năm 2017, ngành thuế giao kế hoạch giao nộp ngân sách cho 3.760 DN với chỉ tiêu nộp 3.643 tỷ đồng nhưng hiện chỉ có 2.152 DN có thuế nộp với số tiền thuế đã nộp vào ngân sách 1.093 tỷ đồng.

Khi nguồn thu chủ lực từ khối DN được xem là “đầu tàu” cho tổng thu chung thì những “ông lớn” trong khối lại mang sứ mệnh “đầu tàu của đầu tàu”. Tuy vậy, thực tế cho thấy, những Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, Nhiệt điện Vũng Áng I, II hay Công ty TNHH Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh… lại có nguồn nộp ngân sách chưa thật sự khả quan.

Theo đó, đến ngày 31/5/2017, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa nộp ngân sách là 250 tỷ đồng (đạt 34,5% kế hoạch) do không có hợp đồng mới phát sinh; Công ty TNHH Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 221 tỷ đồng (đạt 35,3% kế hoạch) do kế hoạch sản xuất của Tổng Công ty Bia Sài Gòn giao cho công ty thấp hơn năm 2016; Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh 5 tháng đầu năm nộp 114 tỷ đồng (đạt 27% kế hoạch) do nhu cầu tiêu hao sản xuất sinh hoạt xăng dầu trên địa bàn không tăng…

Ngoài ra, theo phân tích của ngành thuế về một số sắc thuế đạt tỷ lệ thu thấp so với cùng kỳ như thuế ngoài quốc doanh, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ, thu tại xã đều bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan. Theo đó, lệ phí trước bạ ước thực hiện 6 tháng đạt 105/325 tỷ đồng do số thu từ lệ phí trước bạ ô tô, xe máy chiếm gần 90% tổng thu từ nguồn này nhưng 6 tháng đầu năm 2017 ước chỉ đạt 92 tỷ đồng, giảm 25 tỷ đồng so với cùng kỳ 2016. Đặc biệt, thu cấp quyền khai thác khoáng sản “đội sổ” với ước thực hiện 6 tháng 4 tỷ đồng, đạt 1,4% kế hoạch năm.

Một nửa quãng đường đã đi qua nhưng toàn ngành thuế vẫn còn gần 60% khối lượng công việc phải làm mới tiệm cận được với “mốc” ngân sách 6.000 tỷ đồng đặt ra từ đầu năm. Hiểu rõ được từng nguồn thu để có phương án “tác chiến” trúng và đúng để nỗ lực tăng thu là điều đã và đang được triển khai trong mọi công tác của ngành. Bởi thế, với tinh thần phát huy những cách làm hay, hiệu quả cùng những nỗ lực khai thác nguồn thu mới sẽ hy vọng kết quả thu ngân sách 6 tháng cuối năm khả quan hơn.

An Nhiên/baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập769
  • Hôm nay66,187
  • Tháng hiện tại802,297
  • Tổng lượt truy cập93,179,961
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây