Ngày 17.8, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị tổng kết 2 dự án “Mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất cho cây lúa và thanh long”. Hai dự án này được thực hiện tại Tiền Giang từ đầu năm 2012, nhằm tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp (DN) - hợp tác xã (HTX) và nông dân (ND).
Thống kê cho thấy, vụ lúa đông xuân 2011-2012, Công ty Lương thực Tiền Giang đã ký hợp đồng thí điểm với HTX Bình Nhì (huyện Gò Công Tây) sản xuất 100ha lúa với sản lượng 500 tấn lúa. Đồng thời công ty ký hợp đồng thí điểm với HTX Nếp bè Tân Bình Thạnh (huyện Chợ Gạo) sản xuất 150ha với sản lượng 750 tấn nếp.
Thu mua thanh long tại huyện Chợ Gạo. |
Ngoài ra, Công ty Lương thực Tiền Giang còn hợp đồng bao tiêu với nhiều HTX nông nghiệp, tổ hợp tác ở các địa phương trong tỉnh để sản xuất gần 400ha lúa chất lượng cao. Tổng số diện tích lúa và nếp bè mà công ty này hợp đồng bao tiêu sản phẩm trong vụ vừa rồi là 626ha với sản lượng trên 3.100 tấn của 950 hộ ND tham gia. Công ty mua lúa với giá bảo hiểm là 6.500 đồng/kg, đảm bảo cho nông dân có lãi.
Riêng mô hình liên kết sản xuất thanh long thì Công ty TNHH Long Việt (xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo) được chọn làm thí điểm. Doanh nghiệp này đã ký hợp đồng tiêu thụ với 5 hộ kinh doanh thanh long lớn tại các xã: Quơn Long, Mỹ Tịnh An, Đăng Hưng Phước và Tân Bình Thạnh (huyện Chợ Gạo), thu mua được gần 500 tấn trái với giá từ 14.000 - 20.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường. Công ty đã ứng vốn cho thương lái và nông dân 1 tỷ đồng...
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mặt hạn chế của 2 dự án thí điểm này là sản lượng tiêu thụ thông qua hợp đồng còn hạn chế. Các HTX còn gặp khó khăn về khâu xử lý sau thu hoạch, bảo quản, chất lượng sản phẩm nông sản chưa cao. Doanh nghiệp chưa đủ vốn để đầu tư cho các hộ dân sản xuất.
Cụ thể đối với hợp đồng giữa Công ty Lương thực Tiền Giang với HTX Bình Nhì (huyện Gò Công Tây) trong vụ lúa đông xuân bị “bể” bởi hai bên chưa thống nhất cơ cấu giống lúa, độ ẩm… nên khi nông dân thu hoạch lúa thì phía công ty không nhận hàng. Ông Trần Văn Mười - Chủ nhiệm HTX Nếp bè Tân Bình Thạnh cho biết, Công ty Lương thực Tiền Giang thu nếp mua chậm làm cho diện tích nếp nằm đồng quá lâu. Có một số trường hợp hạt nếp bị xuống màu, giảm chất lượng nên công ty không mua gây thiệt hại cho xã viên.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cái Bè cho hay, nhận tiêu thụ thanh long nhưng Công ty Long Việt chỉ có hợp đồng “miệng” và chỉ thực hiện với một số thương lái- kiêm nông dân (vừa là lái vừa trồng thanh long). Tuy doanh nghiệp mua giá cao nhưng rất “kén” hàng, chưa thể nhân rộng được.
Trường Duy
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã