Học tập đạo đức HCM

Nông dân Văn Giang đi học chuyển nghề

Thứ sáu - 17/08/2012 10:00
Sẽ có gần 300 nông dân tại xã Xuân Quan (H.Văn Giang, Hưng Yên) được hỗ trợ học nghề, chuyển từ canh tác theo tập quán truyền thống sang hướng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp.

Sáng qua 16.8, Hội nông dân, UBND xã Xuân Quan đã khai mạc lớp đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân có đất nông nghiệp thu hồi phục vụ dự án xây dựng Khu đô thị sinh thái Ecopark. Lần đầu tiên, lớp học chuyển nghề được mở tại xã, có sự hướng dẫn của giảng viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội nên người nông dân rất hào hứng ghi danh theo học.

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Xuân Quan, có gần 300 nông dân đăng ký học chuyển đổi nghề, chia theo 3 nhóm là trồng hoa tươi các loại và sản xuất rau sạch; chăn nuôi gia súc gia cầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn; cắt may công nghiệp. Trong đó, lớp học trồng hoa các loại và sản xuất rau sạch có số lượng đông nhất với 132 học viên.

Để ra đời mô hình đào tạo chuyển nghề, Hội Nông dân xã Xuân Quan tiến hành khảo sát chi tiết nhu cầu nguyện vọng của các hộ dân. Các lớp đào tạo, hỗ trợ chuyển đồi nghề chỉ tập trung vào các nhóm nghề sẵn có hoặc có tiềm năng phát triển tại địa phương. Hiện xã vẫn đang tiếp tục tiếp nhận đăng ký học nghề từ các hộ dân theo kế hoạch.

Nông dân Văn Giang đi học chuyển nghề
Trồng hoa trong nhà kính với quy trình chăm sóc hiện đại là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ở Xuân Quan - Ảnh: Phan Hậu

Có hơn 3 sào đất nông nghiệp trong diện thu hồi, bà Phạm Thị Hiền, nhà ở thôn 7, giãi bày, diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, người dân gặp nhiều khó khăn khi phải tự xoay sở để có công ăn việc làm ổn định. Còn lại 3 thửa đất bãi, bà Hiền chuyển sang làm hoa và cây cảnh từ gần hai năm nay. Nhưng kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh chỉ “học lỏm” từ kinh nghiệm các hộ trồng hoa trước đó. Có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây ngô, lúa truyền thống, trồng hoa và cây cảnh đang là nghề mới trong sản xuất nông nghiệp tại Xuân Quan nên người dân rất cần được đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật.

Gia đình anh Đàm Văn Mạnh, nhà ở thôn 2, có hơn 2 sào đất thu hồi thực hiện dự án, còn lại gần 3 sào, và anh đã tìm thuê thêm gần 2.000 m2 đất bãi sông Hồng tập trung trồng rau quả, xen canh thêm cây cảnh, hoa tươi cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Cũng theo anh Mạnh, trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap là mô hình khá thành công với người dân xã láng giềng Văn Đức (H.Gia Lâm, Hà Nội). Từ lâu, nhiều hộ nông dân ở Xuân Quan đã có nhu cầu học hỏi và áp dụng mô hình này nhưng không có điều kiện học hỏi.

“Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn rất rộng lớn. Nếu thành công, các lớp chuyển nghề này sẽ giúp người nông dân có hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp”, anh Mạnh kỳ vọng.

Trao đổi với Thanh Niên, Chủ tịch xã Xuân Quan, ông Nguyễn Văn Sáng, cho biết, diện tích đất thu hồi nằm trong dự án Ecopark chiếm 36% quỹ đất nông nghiệp. Người dân còn hàng trăm hecta đất bãi màu mỡ nằm ở ven sông Hồng. Nhưng các thửa đất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Theo chủ trương xây dựng nông thôn mới, UBND xã Xuân Quan vận động các hộ dân chủ động dồn thửa đổi ruộng hình thành thửa ruộng có diện tích lớn. Giải pháp này đang được người dân đồng tình ủng hộ, bởi người nông dân cũng được lợi khi thuận tiện đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao.

Hoàng Phan
Nguồn:thanhnien.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại387,950
  • Tổng lượt truy cập90,451,343
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây