Học tập đạo đức HCM

Khập khiễng đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Chủ nhật - 20/10/2013 21:06
Tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ không chỉ giúp chị em có thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn tạo điều kiện thuận lợi để chị em chăm sóc gia đình. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc đào tạo nghề và GQVL cho phụ nữ trên địa bàn vẫn còn khập khiễng. Rất nhiều phụ nữ sau đào tạo vẫn không có việc làm...

Câu chuyện GQVL tại chỗ cho phụ nữ xã Hộ Độ (Lộc Hà) chẳng khác gì chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”… Đã có không ít lớp tập huấn, đào tạo nghề cho chị em nhưng con số chị em phải “gác” lại thiên chức làm mẹ, làm vợ để tha phương cầu thực ngày càng tăng. Nhiều chị em cho biết, tập huấn, đào tạo nghề rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là GQVL. Thực tế hội phụ nữ đã đưa nghề khâu bóng đến với chị em nhưng không bền vững. Ban đầu, chị em rất phấn khởi vì có công việc gần nhà nhưng rồi cũng bỏ dần vì thu nhập không đủ sống.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải trúng thì mới hiệu quả

Tại xã Thạch Bàn (Thạch Hà), câu chuyện GQVL cho phụ nữ cũng bức xúc không kém. Cùng với việc tổ chức tập huấn, đào tạo nghề, Hội Phụ nữ huyện phối hợp và Phòng LĐ-TB&XH chú trọng xây dựng một số mô hình. Trong đó, mô hình làm đậu phụ thu hút 35 hội viên; bình quân thu nhập 1,5-2 triệu đồng/tháng/hội viên. Nghề trồng nấm cũng được triển khai, một số hộ đã phát huy tốt, mua được máy sấy nấm phục vụ sản xuất. Một bước chuyển biến đáng mừng nhưng so với yêu cầu chung thì chưa đáng kể.

Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Thạch Bàn - Nguyễn Thị Hường ngậm ngùi: Chị em ở đây rất chịu khó, họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn là có thu nhập. Điều khó khăn nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm làm ra chưa có đầu mối tiêu thụ. Có khi công sức bỏ ra nhiều nhưng thu chẳng được bao nhiêu. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao chúng tôi đã phát động nhân rộng các mô hình sản xuất nhưng không được chị em đồng tình hưởng ứng. Ngành nghề của lao động nữ ở đây khá đa dạng nhưng thiếu ổn định. Đại đa số chị em phải tìm mọi cách để mưu sinh, không quản nguy hiểm rình rập…

Tại Kỳ Anh, câu chuyện GQVL trong thời gian gần đây càng “nóng” hơn. Tuy nhiên, công tác tập huấn, đào tạo nghề và GQVL đến nay vẫn là một vòng luẩn quẩn. Chị Hà Lam - Chủ tịch Hội LHPN Kỳ Anh cho biết: Đối với phụ nữ vùng TĐC, nhu cầu chuyển đổi nghề rất lớn. Thực tế, một số chị em đã nhanh nhạy xin làm tại các công ty thuộc KKT Vũng Áng; một bộ phận khác tự tạo được các nghề “ăn theo” từ KKT cho thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận chưa có việc làm. Thời gian qua, tỉnh và các cấp, ngành mở nhiều lớp tập huấn, đào tạo nghề. Riêng Hội Phụ nữ, từ đầu năm đến nay cũng đã mở 9 lớp cho 350 hội viên với các ngành nghề như chăn nuôi gà, lợn, trồng nấm, đậu phụ. Tuy nhiên, hiệu quả giữa đào tạo và GQVL không cao.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Hà Tân cho biết: Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ tích cực vào cuộc trong việc đào tạo, GQVL cho các hội viên. 3 năm trở lại đây, có hơn 5.000 lượt hội viên được đào tạo nghề. Các cấp hội cũng đặc biệt quan tâm công tác sau đào tạo, hỗ trợ nguồn lực, tạo việc làm. Theo đó, nhiều tổ hợp sản xuất ra đời; nhiều ngành nghề mới được phát huy. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế thì vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Công tác GQVL sau đào tạo chủ yếu mới chỉ dừng lại ở phát triển hiệu quả hơn các ngành nghề truyền thống; nghề mới phát triển không bền vững; chưa hình thành rõ xu hướng phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng CNH, HĐH; còn nhỏ lẻ, manh mún; thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các vùng thiếu đất sản xuất, vùng TĐC, đến nay vẫn chưa có chương trình rõ ràng trong vấn đề GQVL. Chính vì thế, số lao động nữ làm ăn xa ngày càng tăng. Điều này là thách thức lớn đối với việc quản lý con em và xây dựng gia đình bền vững.

Quan tâm đào tạo, GQVL cho lao động nữ là điều hết sức cần thiết, không chỉ đơn thuần là GQVL mà còn ảnh hưởng lớn đối với việc chăm sóc, nuôi dạy các thế hệ tương lai. Thiết nghĩ, trước mắt, các cấp, ngành, chính quyền địa phương cần kiểm tra, giám sát, đánh giá lại công tác đào tạo nghề trong thời gian qua nói chung và đối với lao động nữ nói riêng để hoạch định cụ thể, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững, sát với yêu cầu thực tiễn của từng địa phương.


Biện Nhung
Nguồn baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập316
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm299
  • Hôm nay34,231
  • Tháng hiện tại212,798
  • Tổng lượt truy cập90,276,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây