Học tập đạo đức HCM

Bước đệm đưa nông dân làm ông chủ

Thứ năm - 24/10/2013 21:50
Xoay quanh việc AGPPS và nhiều doanh nghiệp bán cổ phiếu cho nông dân, GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia về nông nghiệp, cho rằng đây là cách làm hay cần nhân rộng.
GS Võ Tòng Xuân nói: Tôi cho rằng đây là cách làm hay, có lợi cho nông dân và cần nhân rộng. Bởi nó phù hợp với chủ trương của Nhà nước mà trong Nghị quyết Trung ương 26 về tam nông có nêu rõ là cần tổ chức mô hình công ty cổ phần nông nghiệp. Một khi nông dân mua cổ phiếu của AGPPS và trở thành cổ đông của công ty, tức đã từ thân phận làm thuê bước lên vị trí làm chủ. Khi đó, những cổ đông - nông dân này đến vụ thu hoạch có thể bán lúa lại cho chính công ty của mình, cuối kỳ - cuối quý tiền lãi có được công ty cũng sẽ chia lại cho nông dân, không mất đi đâu cả. Từ đó sẽ không còn cảnh bán lúa non, bị thương lái ép giá như lâu nay.


Tuy nhiên nhiều nông dân nghèo lấy đâu ra một số lượng tiền lớn để mua nếu AGPPS muốn bán ra theo kiểu thu tiền “tươi” về liền?

- Đúng. Nếu AGPPS thực sự muốn chia sẻ lợi nhuận với nông dân thì nên tính tới phương án làm sao để mọi tầng lớp nông dân đều có thể mua được với một số lượng cổ phiếu nhất định, tránh trường hợp bên ngoài đầu cơ vào hay chỉ có một số nông dân giàu mới mua được. Theo tôi, AGPPS nên nới rộng thêm điều kiện được mua và thời gian phát hành. Chẳng hạn ngoài việc mua cổ phiếu bằng tiền mặt có thể mua bằng lúa để những nông dân nghèo có thể tích lũy dần dần cổ phiếu sau mỗi vụ thu hoạch. 

Kế đến, AGPPS có thể tiến thêm một bước nữa là đảm nhận vai trò tạm trữ luôn, ít nhất là cho cổ đông của mình. Nhiều thời điểm lúa thường rớt giá và để giữ giá, Chính phủ phải cho doanh nghiệp tạm trữ. Vậy thì ngoài số lượng lúa mà nông dân đã góp vô mua cổ phần, còn lại bao nhiêu AGPPS đứng ra tạm trữ hết cho cổ đông mình để hưởng được lãi suất tạm trữ mà Nhà nước hỗ trợ. Rồi khi bán ra lời được bao nhiêu thì cuối kỳ lại tiếp tục chia lãi thêm cho cổ đông – nông dân. Khi ấy mới thực sự là nông dân hưởng được lợi từ chính sách tạm trữ của Nhà nước.

Nhưng trong quá khứ cũng có doanh nghiệp từng làm và nông dân sau một thời gian mua cổ phiếu đã bán sạch hết ra ngoài, vì lý do trình độ thấp không quản lý được cổ phiếu và không có đủ vốn để đầu tư dài hạn. Theo Giáo sư có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này?

- Việc này thì doanh nghiệp phải có tấm lòng rộng mở với nông dân thôi. Bởi nông dân chân lấm tay bùn, ít chữ nghĩa thì những vấn đề về cổ tức, cổ phiếu, sàn chứng khoán,… là những kiến thức rất khó nuốt nên họ rất cần được doanh nghiệp chia sẻ và bảo vệ. Nói đi cũng phải nói lại, về phía nông dân họ cũng phải nâng cao kiến thức của mình lên vì “cuộc chơi” lúc này đã ở một tầm cao hơn. Điều này cũng đã được nêu rõ trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, là phải có nông dân mới. Muốn vậy Nhà nước cũng phải vào cuộc, như mở những lớp ngắn hạn bổ sung kiến thức cho nông dân, đào tạo cả những kỹ năng “cứng” lẫn kỹ năng “mềm”.

Xin cảm ơn Giáo sư! 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập808
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại747,493
  • Tổng lượt truy cập93,125,157
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây