Học tập đạo đức HCM

Lão nông Điện Biên 17 năm 'biến' đồi hoang thành trang trại tiền tỷ

Thứ ba - 15/08/2017 18:30
17 năm khai phá, cải tạo đồi hoang, mồ hôi, công sức của lão nông Lò Văn Miên (bản Na Ten, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã được đền đáp bằng những trái ngọt. Hơn 10ha cam, bưởi, ao cá đem lại cho ông hàng tỷ đồng mỗi năm. Thương hiệu “cam, bưởi ông Miên” được người tiêu dùng tại Điện Biên ưa chuộng.
 

Lão khùng bỏ phố lên rừng

“Những năm đầu tôi bỏ phố lên đây khai khẩn đồi hoang làm trang trại, cả bản ai cũng cười chê, nói là “đồ khùng”. Đi đâu gặp tôi, người già, trẻ nhỏ đều thì thầm bảo lão này đúng là hâm thật rồi, ruộng đất dưới vùng thấp thiếu gì mà phải bỏ lên đồi trồng cây?” - ông Miên tâm sự trên đường đưa chúng tôi lên thăm trang trại.

Lao nong Dien Bien 17 nam 'bien' doi hoang thanh trang trai tien ty - Anh 1

Ông Miên thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm các loại sâu bệnh.  Ảnh: V.D

Ý định phát triển một trang trại tổng hợp, trồng cây, nuôi cá, gia súc, gia cầm được ông Miên triển khai rất bài bản. Do chưa có vốn để trồng cây ăn quả, thời gian đầu ông thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Ông đắp đập, ngăn khe suối cạn để làm ao nuôi cá; đầu tư nuôi hơn chục con dê cái... Nhờ tằn tiện ăn tiêu lại biết cách chăm sóc nên chỉ sau 4 năm đầu tư, vốn tích cóp được đã cho phép ông thực hiện mơ ước: Phát triển trang trại cây ăn quả.

Lao nong Dien Bien 17 nam 'bien' doi hoang thanh trang trai tien ty - Anh 2

Đứng trước quả đồi đang có hơn 10ha cam canh, bưởi diễn, bưởi da xanh... quả sai trĩu cành, chuẩn bị cho thu hoạch, ông Miên cười: Không chỉ người dân bảo tôi khùng, hâm mà ngay vợ, con tôi khi ấy cũng không tin sẽ có thành quả như ngày hôm nay.

“Lúc đầu, nghe ý tưởng của tôi, vợ, con đều phản đối. Tôi đành một mình lên đồi phát cỏ, đào hố rồi mua cây giống về trồng. Tiền mua cây không có, phải bán cả trâu, lợn, dê... Can ngăn chả được vì thấy tôi rất quyết tâm, gần 1 năm sau, mọi người trong nhà lại quay sang ủng hộ. Năm đầu tôi trồng 1ha cam nhưng vốn dành dụm được đã hết, tôi đánh liều vay Ngân hàng Chính sách xã hội. Tuy chỉ  được vay 10 triệu đồng nhưng với tôi lúc ấy là cả một mơ ước” - ông Miên chia sẻ.

Sau 5 năm đầu tư, cây cam, cây bưởi nào cho thu hoạch đến đâu, đồng vốn lại được ông Miên quay vòng đầu tư vào diện tích trồng mới. Để có kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống các loại sâu bệnh hại cây, ông Miên phải đi tham quan, học hỏi nhiều nơi cũng như trên sách, báo.

Ông Miên hồ hởi kể: Một trong những tờ báo đã giúp tôi có kiến thức và niềm tin khi làm trang trại là Báo Nông Thôn Ngày Nay. Kinh nghiệm ở đấy chứ đâu? Báo giới thiệu nhiều mô hình trang trại, những gương nông dân làm giàu, cách phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây ăn quả, cái quan trọng là người dân có biết học hỏi để làm”.

Lao nong Dien Bien 17 nam 'bien' doi hoang thanh trang trai tien ty - Anh 3

Ngoài trồng cam, bưởi, ông Miên còn chăn nuôi đàn lợn rừng lai.

Mùa vàng, trái ngọt

Đến nay, trung bình mỗi năm ông Miên thu hoạch trên 20 tấn cá, hàng trăm tấn hoa quả. “Ngày trước chưa có đường, xe máy lên được đến đây, tôi phải vận chuyển nông sản xuống Quốc lộ 12 để bán cho thương lái, vừa vất vả, vừa khó được lòng khách hàng. Vì thế, tôi bỏ ra vài trăm triệu đồng làm đường lên trang trại. Từ khi có đường, bán hàng vừa nhàn, vừa nhanh lại được giá hơn” - ông Miên tâm sự.

Lao nong Dien Bien 17 nam 'bien' doi hoang thanh trang trai tien ty - Anh 4

Gắn bó với nương, với vườn, ông Miên chăm chút cây trái như con của mình. Cây nào bị bệnh gì, ra quả bói như thế nào, cây nào đặc biệt sai trái, loại sâu nào thì dùng thuốc gì... ông đều ghi chép cẩn thận vào cuốn sổ tay đã ngả màu.

Theo cách nói mộc mạc của ông Miên thì cây trồng cũng như con người, nếu chăm sóc tốt sẽ cho quả ngọt, ghi thế này để mình nhớ cách chăm sóc, chữa bệnh cho cây như thế nào, nếu lần sau cây có bị bệnh như thế thì dễ chữa trị.Cùng với vườn cây trái xum xuê, khu vực đầu nguồn nước là ao cá lớn và lấy nước tưới cho vườn cây ăn quả. Dưới tán cây, ông nuôi hàng nghìn con gà. Khu vực nuôi lợn rừng được ông thiết kế hào sâu, lưới quây... rất cẩn thận

Cách nuôi lợn rừng của ông Miên cũng khác. Không nuôi giống F1, mà ông cho lai con bố là lợn rừng, con mẹ là lợn bản. Theo ông Miên thì đây là sự kết hợp “hoàn hảo” giữa 2 dòng lợn, những con lợn F2 được sinh ra mang những gen mạnh của 2 loại, đem lại thịt lợn thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng. Gần 100 con lợn sinh sản vậy mà không đủ cung cấp cho thị trường. “Tôi sẽ mở rộng khu nuôi lợn rừng, dù lãi có ít hơn so với nuôi lợn khác nhưng không lo mất giá và vẫn giữ vững được thương hiệu” – ông Miên khẳng định hướng làm ăn của mình.

Lao nong Dien Bien 17 nam 'bien' doi hoang thanh trang trai tien ty - Anh 5

Ông Miên còn thiết kế hệ thống ao, vừa trữ nước tưới cây, vừa kết hợp nuôi cá.

Tuy còn nhiều diện tích cây trái đang trong thời kỳ kiến thiết nhưng trung bình mỗi năm ông Miên đã có thu trên 1,6 tỷ đồng, trừ chi phí ông lãi hơn 600 triệu đồng. Ngoài ra, ông tạo công việc thường xuyên cho 5 lao động với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng; giúp hàng chục dân bản khác cũng có thêm việc làm thời vụ.

Bây giờ không ai còn bảo ông Miên là lão khùng nữa. Trang trại của ông Miên thường xuyên có người đến tham quan, học hỏi. Ông Miên tốt tính, luôn giúp đỡ họ. Những ai khó khăn về cây giống, vốn, kỹ thuật để đầu tư trang trại đến đây đều được ông Miên giúp đỡ”.

Ông Lò Văn Hảy, dân bản Na Ten

 Theo baomoi.com


 Tags: điện biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay38,824
  • Tháng hiện tại165,386
  • Tổng lượt truy cập85,072,422
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây