Học tập đạo đức HCM

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao Bắc Giang không lo đầu ra

Thứ ba - 15/08/2017 18:17
Sau gần một năm đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả tích cực.
Sản phẩm thuận đầu ra, thậm chí không đủ cung cấp cho nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận lớn.  

Liên kết tiêu thụ chặt chẽ 

Nhiều người biết đến mô hình NNCNC điển hình của hộ anh Trần Xuân Đăng (SN 1985) trồng dưa lưới, dưa leo trên diện tích hơn 2.000m2 nhà màng tại thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng anh Đăng lại đam mê làm nông nghiệp. Cuối năm 2016, bên cạnh điều hành doanh nghiệp kinh doanh phần mềm, anh về quê xây dựng các hạng mục trồng rau CNC; thành lập HTX Nông nghiệp CNC Trí Yên.

08-33-29_20170731061433-nh-12
Mô hình dưa lưới trong nhà màng ở xã Trí Yên

Sau khi làm xong nhà màng có hệ thống tưới tự động, anh trồng dưa lưới, dưa leo trong các bao đất được xử lý bảo đảm sạch bệnh. Ngoài ra, với kiến thức về công nghệ thông tin, anh lắp đặt thiết bị báo tưới tự động trên điện thoại, qua đó nắm được độ ẩm, nhu cầu nước tưới của cây trồng từ đó điều tiết kịp thời dù không có mặt trực tiếp ở thực địa.

Với cách làm linh hoạt, sáng tạo, các cây trồng trong nhà màng sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện dưa leo bắt đầu cho thu hoạch, được Cty TNHH Nông sản Minh Tâm (Hà Nội) bao tiêu với giá 18 nghìn đồng/kg; ký hợp đồng với Cty TNHH Nông Sinh Khang Nguyên (TP Hồ Chí Minh) thu mua dưa lưới.

Anh Đăng cho biết: “Vụ đầu sản xuất, lợi nhuận đạt khoảng 200 triệu đồng, không lo lắng về đầu ra. Thời gian tới, tôi vận động một số người thân góp đất mở rộng quy mô gấp ba lần để trồng rau CNC; đồng thời đưa vào sử dụng phần mềm tự động chăm sóc cây trồng nhằm tiết kiệm công lao động, giảm chi phí đầu tư”.  

Tương tự mô hình sản xuất nấm, rau CNC của HTXNN Tiên Tiến, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTXNN Đại Đồng, huyện Yên Dũng.

Theo tổng hợp của Sở NN-PTNT Bắc Giang, đến nay các huyện, TP đang triển khai thực hiện 22 mô hình NNCNC. Trong đó, 19 mô hình sản xuất rau còn lại là trồng hoa. Các mô hình đi vào sản xuất đều có hợp đồng ký kết tiêu thụ chặt chẽ với doanh nghiệp, HTX. Nhiều tư thương, người dân đến tận ruộng đặt mua nhưng sản phẩm không đủ để cung cấp.   

Hỗ trợ kịp thời

Đạt được những kết quả trên, bên cạnh nỗ lực của các chủ mô hình trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ còn có sự vào cuộc tích cực của chính quyền các cấp, cơ quan chuyên môn.

Ngoài chính sách của tỉnh, một số huyện, TP có cơ chế riêng cho NNCNC. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cho biết: “Xác định NNCNC là hướng đi bền vững, lâu dài, huyện quy hoạch vùng trên cơ sở đánh giá kỹ chất đất, điều kiện canh tác; đồng thời hỗ trợ cho vùng sản xuất rau CNC và tập trung quy mô từ 2ha trở lên với mức 130 triệu đồng/ha để làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, đường điện. Bên cạnh đó, chúng tôi chỉ đạo đơn vị chuyên môn bám sát cơ sở sớm tháo gỡ, giải đáp những vướng mắc, kiến nghị của người dân”.

Ảnh: Việt Hưng/Báo Bắc Giang

Huyện Tân Yên hỗ trợ 70 triệu đồng/mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới có quy mô từ 1.000m2 trở lên; 35 triệu đồng/ha cho hệ thống tưới tiết kiệm. Huyện Lạng Giang hỗ trợ thiết bị nhà lạnh cho hai mô hình sản xuất nấm CNC tại xã Tiên Lục và Nghĩa Hưng với mức 143 triệu đồng/mô hình; 355 triệu đồng/mô hình trồng hoa cao cấp trong nhà lưới tại xã Thái Đào.

Những lợi thế, ưu điểm của NNCNC đã được khẳng định song việc triển khai thời gian qua vẫn gặp một số trở ngại. Ông Nguyễn Văn Nghiệp, Giám đốc HTXNN Đồng Tâm 3 nêu: “Chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng sản xuất khá lớn, khoảng  1 tỷ đồng/mô hình nhưng việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại rất khó khăn. HTX đã nhiều lần liên hệ với ngân hàng và đều bị từ chối vì không có tài sản thế chấp”.

Ngoài ra, nhiều mô hình còn vướng về mặt bằng, tích tụ ruộng đất cũng như trình độ kỹ thuật chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trước thực tế này, ông Nguyễn Văn Khái, Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang cho biết: “Để nông nghiệp ứng dụng CNC đạt được mục tiêu đề ra, Sở chỉ đạo đơn vị chuyên môn đồng hành cùng các chủ mô hình, hướng dẫn quy cách xây dựng nhà lưới, nhà màng; trồng rau, hoa đúng quy trình kỹ thuật. Đồng thời, Sở sẽ tham mưu giải pháp tháo gỡ về vốn, mặt bằng trong quá trình thực hiện”.

Cũng theo ông Khái, các chủ mô hình rất cần tài chính nên tổ thẩm định do Sở chủ trì sẽ nghiệm thu theo từng công đoạn để hỗ trợ vốn từ dự án kịp thời cho các mô hình; tham mưu xây dựng chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất cho NNCNC.

Cùng với các biện pháp trên, một số ý kiến đề xuất cần bố trí đủ kinh phí để việc thực hiện đề án được thuận lợi. Sở Công thương hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc, trang web giới thiệu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường cho vay đầu tư NNCNC.

Về lâu dài nên tính toán đến phương án xây dựng mô hình NNCNC gắn với du lịch cộng đồng. Điều này vừa kích cầu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng làng quê, đồng ruộng của người dân sinh sống ở các đô thị.

Theo Trịnh Lan/ báo nongnghiep.vn
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập553
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm552
  • Hôm nay74,990
  • Tháng hiện tại811,100
  • Tổng lượt truy cập93,188,764
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây