Học tập đạo đức HCM

Giá lợn hôm nay 15.8: Đổ xô tìm giống lợn tái đàn, giá 1 triệu/con

Thứ hai - 14/08/2017 18:01
(Dân Việt) Thời gian qua, giá lợn và gà bắt đầu tăng trở lại, nhu cầu tái đàn của nông dân trong mấy ngày hôm nay đang lên cao, nhưng các trại giống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa đủ nguồn cung, chất lượng con giống chưa đáp ứng yêu cầu, nên nông dân chật vật tìm con giống.
   
 

Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu (BRVT) nhận định, do trong tỉnh không có cơ sở quy mô nhân giống gà nên nguồn giống gà ta hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ chăn nuôi.

Nháo nhào tìm con giống

 gia lon hom nay 15.8: do xo tim giong lon tai dan, gia 1 trieu/con hinh anh 1

Hiện giống gà ta đang khan hiếm khiến nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu khó khăn tái đàn chuẩn bị cho thị trường tết 2018. Ảnh: T.Đ

Ông Lê Bình – một nông dân nuôi gà ta ở huyện Đất Đỏ cho biết, ngành nông nghiệp cần có các giải pháp đẩy mạnh việc đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống gà ta. Trên thực tế, chăn nuôi gà ta đang có lợi thế cạnh tranh khá tốt đối với sản phẩm gà công nghiệp, cũng như các công ty nước ngoài vẫn chưa sản xuất và nuôi giống gà ta.

Mấy tuần nay, ông Nguyễn Đức Thuận (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) phải ra tận Bình Định để nhập giống gà ta, sau khi lục tung các địa phương trong tỉnh để tìm giống gà nhưng không có.

 Theo ông Thuận, lấy gà giống từ các tỉnh thành khác chi phí cao hơn 30%, chất lượng cũng nhiều rủi ro hơn so với lấy giống gà trong tỉnh, nhưng do nguồn cung không đủ nên phải đi mua gà giống từ nơi khác. “Tôi định lấy khoảng 700 con giống gà ta để chuẩn bị cho thị trường tết 2018, nhưng mua địa bàn khác chắc chắn doanh thu chăn nuôi sẽ không cao do chênh lệch chi phí lớn” - ông Thuận thổ lộ.

Hiện, tỉnh BRVT vẫn có các trại sản xuất giống gà ta, nhưng do quy mô nhỏ lẻ nên số lượng con giống không lớn. Anh Nguyễn Minh Lý - chủ một trang trại gà tại xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành) cho biết, hiện nguồn gà giống của trang trại anh cũng phải nhập từ một cơ sở sản xuất giống tại tỉnh miền Trung. “Gà giống từ các trại ươm giống trong tỉnh chất lượng chưa tốt. Nguyên nhân do lò ấp của các trại này khá thủ công, khó kiểm soát dịch bệnh” - anh Lý nói.

Không chỉ giống gà, nhiều nông dân ở BRVT cũng đang đổ xô mua lợn giống để nhanh chóng tái đàn nhằm chuẩn bị cho thị trường tết sắp đến. Bà Vương Thị Bích - chủ trại lợn giống tại huyện Châu Đức cho biết, thông thường lợn con ngoài 30 ngày mới xuất chuồng, nhưng do tình trạng “hút” lợn giống như hiện nay, lợn con của chị mới hơn 20 ngày tuổi đã có thương lái đến hỏi mua với giá 1 triệu đồng/con.

Ông Nguyễn  Minh Dũng (Tân Thành) – một chủ trại lợn cũng cho biết, hơn 1 tháng nay, nhu cầu lợn giống tăng khá mạnh, nhiều hộ tìm đến mua lợn giống nhưng ông lại không có bán. Hiện, trại lợn giống của ông chỉ còn 15 con lợn nái để nhân giống sau khi bán tống bán tháo đàn khi khủng hoảng giá xảy ra thời gian trước.

Triển khai xây dựng “lò” ươm giống

BRVT là một trong những địa phương chăn nuôi trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ, nhưng thời gian qua, các trang trại quy mô 1.000 - 5.000 con/lứa gà ta phải nhập giống từ các cơ sở ở Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh Tây Nam Bộ và thậm chí miền Trung, miền Bắc. Nguyên nhân do trên địa bàn thiếu “lò” ươm giống gia cầm quy mô công nghiệp. Một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn phải tự sản xuất con giống, và cũng “tự cung, tự cấp”, không bán con giống ra ngoài. Riêng với giống gà công nghiệp (gà trắng), gần như nông dân phải mua giống từ các cơ sở sản xuất giống của Công ty CP, Emivest, Japfa…

Hiện, BRVT có trại giống gà ta thả vườn (trực thuộc Sở NNPTNT) ứng dụng công nghệ chăn nuôi khép kín theo công nghệ của Đức bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, trung bình mỗi năm, trung tâm này chỉ cung ứng ra thị trường khoảng gần 1 triệu con gà giống.

Theo một số chủ trang trại chăn nuôi heo ở BRVT, để tạo nguồn lợn giống ổn định, ngành nông nghiệp tỉnh cần phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng các khu chăn nuôi lợn nái tập trung và tiếp sức cho người chăn nuôi bằng các chương trình hỗ trợ vay vốn để bà con có điều kiện tái đàn.

Theo Sở NNPTNT tỉnh BRVT, để chủ động nguồn cung con giống, ngành nông nghiệp đã xây dựng đề án tái cơ cấu. Trong đó, về giống lợn đến năm 2020, sẽ đầu tư phát triển hệ thống cung cấp giống, gồm: Trại lợn giống Galaxy (TP.Bà Rịa), trại lợn giống ở Đất Đỏ… Về giống gà, đến năm 2020, gà giống có năng suất và chất lượng cao chiếm hơn 90% tổng đàn gà. Giống gà là giống lông màu có chất lượng cao, nhập giống ngoại, đồng thời nghiên cứu sản xuất con lai thương phẩm có năng suất và chất lượng cao… 

 
Theo báo danviet.vn
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay67,185
  • Tháng hiện tại897,912
  • Tổng lượt truy cập92,071,641
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây