Hà Tĩnh là tỉnh nông nghiệp với dân cư nông thôn chiếm khoảng 84% tổng dân số và diện tích đất nông nghiệp chiếm xấp xỉ 80%. Vì thế phát triên nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, chính trị của tỉnh.
Mỗi người đều phải có hành vi đúng với việc sử dụng nước hằng ngày. (Ảnh Internet) |
Trong thời gian qua, trên địa bàn Hà Tĩnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng tình hình quản lý, khai thác nguồn tài nguyên nước mặt khá hợp lý. Nhiều công trình, dự án phục vụ công tác quản lý về tài nguyên nước đã được đầu tư xây dựng như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như hồ đập, đê điều, cầu cống ngăn mặn giữ ngọt, hệ thống tưới, tiêu; hệ thống tổ chức, chỉ huy điều hành quản lý, khai thác, các biện pháp phi công trình như dự báo, trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo và khai thác nguồn nước mặt để xây dựng các công trình cấp nước phục vụ cho cây trồng, vật nuôi, cấp nước cho sinh hoạt, cho các khu đô thị, khu công nghiệp, cho nuôi trồng thủy sản và tham gia tích cực vào phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai…
Tuy nhiên, tài nguyên nước ở khu vực nông thôn chưa được quan tâm và bảo vệ một cách hữu hiệu, dấu hiệu. Dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra ở một số nơi, đặc biệt là trong mùa khô, tình trạng suy giảm về nguồn nước đang có dấu hiệu gia tăng. Hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo, thông báo chất lượng nguồn nước và các sự cố ô nhiễm nguồn nước chưa được đầu tư đúng mức.
Tình trạng xả nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp trực tiếp ra môi trường còn diễn ra khá phổ biến. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, chất thải từ hoạt động chăn nuôi cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể đối với nguồn tài nguyên nước.
Thời gian qua, nhiều dự án, công trình phục vụ công tác quản lý về tài nguyên nước của tỉnh đã được đầu tư xây dựng. |
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng chưa có biện pháp cụ thể để phục hồi, bảo vệ tài nguyên nước trên các lưu vực sông, hồ, đập, đặc biệt những khu vực đã và đang bị và có nguy cơ suy thoái, ô nhiễm. Tình trạng xâm nhập mặn đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng đặc biệt vào mùa khô. Các công trình ngăn mặn, điều tiết nước đang xuống cấp gây ra tình trạng thiếu nước ở rất nhiều địa phương. Chính những vấn đề này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân nông thôn.
Có thể nói, nguyên nhân chính của thực trạng trên là do nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phần cán bộ, người dân và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tầm quan trọng của tài nguyên nước chưa thực sự sâu, rộng.
Để công tác quản lý, khai thác tài nguyên nước ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh đạt được kết quả quan trọng, đòi hỏi cần có sự vào cuộc của ngành chức năng và địa phương. Đặc biệt là ý thức trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước của mọi tầng lớp nhân dân cần được nâng cao hơn nữa.
Ninh Hà
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã