Học tập đạo đức HCM

Đừng để dân kiệt sức

Thứ ba - 18/12/2012 06:11
Việc “huy động sức dân” trong xây dựng NTM cũng cần phải nhìn nhận lại. Xây dựng NTM cũng như sự phát triển của cơ thể một con người, nó phải được hình thành trên cơ sở nuôi dưỡng tự nhiên, phát triển có lộ trình.

 

Báo NTNN số 300/2012 và Dân Việt có bài phản ánh việc ở xã Trực Nội, huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) đã “khoan” đến… kiệt cả sức dân để xây dựng NTM: Xã thuần nông với 6.000 nhân khẩu mà huy động dân đóng góp đến cả 33 tỷ đồng.

Sự việc này, một lần nữa khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về bản chất của việc xây dựng NTM. Vẫn biết, khác với ở Thanh Hóa, việc đóng góp của người dân ở Trực Nội là tự nguyện, bởi ban đầu dân rất hào hứng khi được tham gia xây dựng NTM, nên chính quyền xã mới dễ dàng “khoan sức dân”, nhưng “khoan” như thế thì dân không thể chịu đựng được.

Mỗi người dân ở Trực Nội đã đóng góp tới 5 triệu đồng để xây dựng NTM và giờ không còn đủ sức để đóng tiếp.

Đừng nói ở nông thôn, lại là một xã thuần nông, mà ngay cả ở thành phố, việc huy động, mỗi hộ dân đóng 1 triệu đồng để làm cái này, cái kia đã khó. Thế nhưng, ở Trực Nội, trung bình mỗi hộ dân đã phải đóng góp tới 20 triệu đồng trong 2 năm, bảo sao dân không… kiệt sức.

Một bạn đọc sau khi đọc bài báo này trên NTNN đã gọi điện nhận xét: “Chỉ cần ngồi lập dự toán tổng thể cho 19 tiêu chí, xem xét khả năng đóng góp của dân và các nguồn huy động khác, là đủ thấy nó bất khả thi ngay từ đầu. Hơn nữa, nếu cố làm cho được vài xã đạt đủ 19 tiêu chí ấy, thì cũng chẳng có nguồn lực nào để nhân rộng ra hàng nghìn xã trên toàn quốc được”.

Như vậy, có thể thấy, việc “huy động sức dân” trong xây dựng NTM cũng cần phải nhìn nhận lại. Xây dựng NTM cũng như sự phát triển của cơ thể một con người, nó phải được hình thành trên cơ sở nuôi dưỡng tự nhiên, phát triển có lộ trình. Theo đó, thay vì cứ chăm chăm vào làm cho con đường này đẹp lên, trụ sở xã khang trang hơn, các xã nên tập trung vào đầu tư phát triển sản xuất.

Khi sản xuất phát triển, người dân có thu nhập tăng lên, tự khắc lúc đó họ sẽ có nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà, rồi đến đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng khác. Chỉ có thực hiện như thế, thành tích về xây dựng NTM của các xã mới mang tính bền vững, nếu cứ bắt dân đóng góp bằng được trong một thời gian ngắn để về đích, thì chẳng khác nào việc vận động viên dùng “doping” để về đích sớm hơn đối thủ, rồi sau đó bị tước huy chương, tiêu tan sự nghiệp.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay24,021
  • Tháng hiện tại217,114
  • Tổng lượt truy cập92,594,778
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây