Học tập đạo đức HCM

Nhiều doanh nghiệp phải trả chi phí ngoài quy định

Thứ sáu - 23/06/2017 09:39
Mới đây, Tổng cục Hải quan phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Đánh giá cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hải quan: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2016”. Kết quả khảo sát dựa trên cơ sở phản hồi của 1.035 trong tổng số 3.500 DN được lựa chọn ngẫu nhiên, do đơn vị khảo sát là VCCI thực hiện.
 
 

(Ảnh:Tổng cục Hải quan)
 Font Size:     |  

 

Theo đó, có hơn 90% số DN hài lòng hoặc hoàn toàn hài lòng về việc tiếp cận thông tin TTHC hải quan qua trang web hải quan, cũng như các lớp tập huấn hoặc đối thoại hải quan. Phần lớn DN cho rằng, thực hiện những TTHC không quá khó, chỉ ở mức bình thường. Thủ tục nộp thuế được các DN đánh giá là dễ thực hiện, đạt tỷ lệ cao nhất (29%), kiểm tra hồ sơ (12%). Một số TTHC có tỷ lệ DN đánh giá là khó thực hiện còn khá cao: hoàn thuế (29%), xét miễn thuế (26%), giải quyết khiếu nại (21%). Một số lĩnh vực, tỷ lệ DN gặp khó khăn đã giảm so với năm 2015, gồm: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế. 35% số DN cho biết đã từng thực hiện TTHC trên cổng thông tin Cơ chế một cửa quốc gia, với 49% số DN thực hiện hoàn toàn thuận lợi, 49% số DN thực hiện thuận lợi, song còn những vướng mắc nhất định, 2% số DN hoàn toàn gặp vướng mắc. Bên cạnh đó, tỷ lệ DN gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục kiểm tra sau thông quan lại tăng lên.

Tỷ lệ DN không bị phân biệt đối xử khi không chi trả chi phí ngoài quy định có sự chuyển biến tích cực đạt 44%, tăng 5% so với năm 2015 (39%); tỷ lệ bị phân biệt đối xử giảm 15%. Nhưng đáng báo động là tỷ lệ DN phải trả chi phí ngoài quy định rất cao (31%). Cuộc khảo sát tuy chưa phản ánh hết thực tế, nhưng đã gióng lên hồi chuông báo động trong công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng của ngành hải quan.

Cơ chế, pháp luật thanh tra, tự kiểm tra nội bộ đã có, nhưng khi thực hiện đòi hỏi phải có đủ quyết tâm, đủ mạnh để phát hiện, cảnh báo, răn đe và chấn chỉnh kịp thời sai phạm, đây là vấn đề phải bàn sâu hơn nữa. Chính sách quản lý hải quan đang tiếp tục được hoàn thiện, hướng đến phù hợp chuẩn mực quốc tế, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, xây dựng hệ thống các chuẩn mực kinh doanh minh bạch và công bằng. Nhưng rõ ràng, các thủ tục, quy trình nghiệp vụ hải quan vẫn còn lộ những khoảng trống, kẽ hở để đội ngũ cán bộ, công chức lợi dụng để nhũng nhiễu, tham nhũng. Phương thức điện tử và công nghệ hiện đại trong quản lý, điều hành, quản trị các hoạt động nội bộ chưa được áp dụng triệt để. Điện thoại đường dây nóng của Tổng cục Hải quan (19009299) và các cục hải quan tỉnh, thành phố hoạt động chưa hiệu quả, chưa trở thành địa chỉ tin cậy để DN phản ánh vướng mắc nghiệp vụ, cũng như các biểu hiện phiền hà, tiêu cực của công chức hải quan. Vẫn còn tình trạng nể nang, xử lý chưa kiên quyết, nghiêm minh nhiều trường hợp vi phạm, tiêu cực, tham nhũng và xử lý cán bộ lãnh đạo để xảy ra sai phạm trong đơn vị, lĩnh vực do mình quản lý, phụ trách.

Trước sự thay đổi nhanh chóng của thương mại thế giới và yêu cầu phát triển đất nước, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hải quan là nhiệm vụ phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên. Các chuẩn mực, cam kết quốc tế về hải quan mà Việt Nam đã ký kết và chuẩn bị ký kết cần tiếp tục nội luật hóa, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch, công bằng, tạo thuận lợi cho DN và bảo đảm yêu cầu quản lý. Thường xuyên rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng minh bạch, đầy đủ, hiện đại, khả thi, nhất là liên thông giữa các bộ, cơ quan liên quan thông qua Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia để giảm thấp nhất thời gian và chi phí thực hiện cho DN. Bên cạnh đó, ngành hải quan cần chủ động phối hợp cải cách và hoàn thiện pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành tạo thuận lợi đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Năng lực kiểm soát việc thực thi hệ thống pháp luật hải quan cần được coi trọng hơn nữa, bằng việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng thể chế.

Theo bao nhan dan


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập668
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm667
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại768,662
  • Tổng lượt truy cập93,146,326
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây