Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp 2012: Niềm vui và những điều trăn trở

Thứ tư - 12/12/2012 19:03
Đọc thông tin về tình hình xuất - nhập khẩu nói chung và xuất - nhập khẩu nông sản 11 tháng vừa qua và dự báo ước tính của năm 2012 thấy vui bởi dù rất khó khăn nhưng với nỗ lực của cả hệ thống, chúng ta đã có những bứt phá để tiếp tục tăng trưởng, giúp nền kinh tế vượt qua thời khắc gian khó. Trong đó sản xuất và xuất khẩu nông sản tiếp tục khẳng định vị trí trụ đỡ của nền kinh tế.

Nói vậy bởi theo báo cáo của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và PTNT, 11 tháng qua, xuất khẩu ước đạt 104 tỷ USD, trong đó các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản khoảng 25 tỷ USD (nông sản 13,6 tỷ, thuỷ sản 5,6 tỷ, lâm sản 4,4 tỷ), tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, với nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, như gạo 3,4 tỷ, càphê 3,33 tỷ, điều 1,36 tỷ, cao su 2,6 tỷ, thuỷ sản 5,6 tỷ, đồ gỗ 4 tỷ, sắn trên 1 tỷ. Trong 21 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, nhóm ngành hàng nông - lâm - thuỷ sản có 7 mặt hàng; xuất siêu nông sản trên 9 tỷ USD.

Niềm vui còn được thể hiện qua số lượng và vị trí của Việt Nam trên thị trường. Ví như, với 7,7 triệu tấn gạo xuất khẩu, chúng ta đã vượt qua Thái Lan, đứng đầu thế giới; xuất 1,6 triệu tấn càphê, vượt qua Braxin, Côlômbia, đứng đầu thế giới...

Nói vậy nhưng nếu đem so sánh với những nước mà ta vượt lên về số lượng xuất khẩu thì lại thấy chưa vui bởi xuất ít hơn ta nhưng kim ngạch của họ lại cao hơn (đến hết quý 3/2012, ta xuất 5,85 triệu tấn gạo, thu 2,6 tỷ USD; Thái Lan xuất 5,2 triệu tấn, thu 3,5 tỷ USD; hay như càphê, ta xuất 1,6 triệu tấn, thu 2,5 tỷ USD trong khi Braxin xuất 1,5 triệu tấn, thu hơn 3 tỷ, Côlômbia xuất 1,35 triệu tấn, thu 2,9 tỷ...). Chưa vui bởi điểm yếu cũ vẫn tiếp tục lặp lại: xuất khẩu thô hoặc mới sơ chế còn chiếm tỷ trọng lớn, sản phẩm chưa có thương hiệu, chất lượng không đồng đều, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa cao, giá thành chưa cạnh tranh, giá bán thấp,... Do vậy nên đời sống của người sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vẫn thấp. Đây là trăn trở lớn nhất.

Theo dự báo, năm 2013 thế giới vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng, nghĩa là khó khăn và thách thức cho nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng là rất lớn. Nếu chúng ta tiếp tục sản xuất nhỏ lẻ, không theo quy hoạch, không nâng cao năng suất, không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, sản xuất theo phong trào, sản phẩm không có thương hiệu,... và vật tư đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu bệnh cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi,...) phụ thuộc vào nhập khẩu (tính đến tháng 11/2012, ngành nông nghiệp nhập khẩu 15,9 tỷ USD) thì chúng ta khó duy trì vị trí hàng đầu về số lượng chứ chưa nói đến nâng cao giá trị kim ngạch. Hoặc nếu có duy trì được vị trí thì giá trị dôi ra tiếp tục nhỏ đi vì giá đầu vào cao mà giá bán không những không tăng mà còn có xu hướng giảm và thị trường được dự báo có thể thu hẹp.

Để tăng niềm vui, giảm dần những điều trăn trở, mối liên kết công - nông nghiệp với sự tham gia của các cơ quan khoa học cần sự điều hành linh hoạt, sát thực tế và kiên quyết của chính quyền, cơ quan quản lý các cấp.

Hiền Anh
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay25,847
  • Tháng hiện tại154,191
  • Tổng lượt truy cập92,531,855
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây