Học tập đạo đức HCM

Tìm cách cứu ngành cá tra khỏi “hấp hối“

Thứ năm - 13/12/2012 19:16
Tại cuộc họp bàn với VASEP để tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: “Ngành cá tra đang hấp hối cần được cấp cứu”.

Theo VASEP, 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1,45 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng trong tháng 10, xuất khẩu cá tra đạt 162,8 triệu USD giảm 4,6% so với cùng kỳ. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là EU (chiếm gần 25% tỷ trọng xuất khẩu) nhưng lại tiêu thụ chậm do kinh tế khó khăn, khả năng thanh toán kém, khiến xuất khẩu liên tục giảm, giảm 20% so với năm ngoái.

Ngành cá tra đang lâm vào khủng hoảng. Ảnh: MH
Ngành cá tra đang lâm vào khủng hoảng. Ảnh: MH

Luẩn quẩn đầu ra

Mối quan hệ giữa người nuôi cá và doanh nghiệp  không có sự gắn kết nữa, hiện tượng người nuôi treo ao xảy ra ngày càng nhiều. Một nông dân ở An Giang than thở: “Người nuôi cá tra có lãi thì mức giá thấp nhất cũng phải 25.000 đồng/kg trong khi đó hiện nay giá cá tra nguyên liệu đang được các doanh nghiệp thu  mua với giá 19.500 đồng/kg. Như vậy mỗi kg cá người nuôi đang lỗ 5.500 đồng/kg. Nhà tôi có ao nuôi cho sản lượng 150 tấn cá, đang phải bán  lỗ khoảng 700-800 triệu đồng. Càng nuôi càng lỗ thì bán đi cho xong”.

Sở dĩ giá cá tra đang xuống thấp vì doanh nghiệp đua nhau giảm giá chào hàng, VASEP đã từng hướng tới quy định giá “sàn” cá tra xuất khẩu 3USD/kg. Tuy nhiên, trong lúc này doanh nghiệp  chỉ bán được cá với giá 2,5 USD/kg, hiện có doanh nghiệp đã chào giá bán 1,8-2,3 USD/kg. Như vậy bình quân mỗi kg cá, doanh nghiệp đang phải chịu lỗ 0,2-0,7 USD. Quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên họ đã cạnh tranh nhau bằng cách tự hạ giá bán dưới giá thành.

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng cá tra vùng ĐBSCL đạt 1,2 triệu tấn/năm mà công suất của các nhà máy chế biến lại lên tới 2,5 tấn/năm. Như vậy cá sản lượng chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu sản xuất. Chính vì vậy, để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách để giành giật thị trường, giảm giá bán và nguy hiểm hơn là giảm cả chất lượng sản phẩm. Điều này về lâu dài không những kéo theo sự thua lỗ về tài chính, mà các doanh nghiệp đang dìm lẫn nhau và nghiêm trọng hơn, thương hiệu cá tra Việt Nam sẽ bị đe dọa vì chất lượng không đảm bảo.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định: “Bản thân các doanh nghiệp chúng ta cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến tự ta làm khó cho ta.”

Khó tiếp cận vốn ngân hàng

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP cảnh báo: “Nhiều doanh nghiệp yếu về tài chính đã  bán tháo sản phẩm nên xuất khẩu quý IV/2012 có thể tăng lượng nhưng thực tế thua lỗ. Sự cạnh tranh không lành mạnh, co kéo thị trường đã đẩy cả doanh nghiệp và nông dân vào vòng thua lỗ, lao đao  trong khi ngân hàng cũng quay lưng với họ”.

Theo ông Dũng, khó khăn của ngành cá tra về thị trường xuất khẩu chỉ là một phần, khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp, nông dân là thiếu vốn. Bất ổn chính là ở chỗ, trước kia, 70% sản lượng nguyên liệu cá tra là do nông dân nuôi nhưng nay tỷ lệ này thuộc về doanh nghiệp, nhưng những doanh nghiệp này đang bị kẹt vốn, trong khi đó chính sách tín dụng để khuyến khích chuyển đổi sang mô hình này chưa có. Điều này sẽ kéo theo sản lượng bất ổn ngay trong năm 2013.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 9/2012, đã có trên 38.200 tỷ đồng được chovay để phục vụ nuôi trồng, tiêu thụ cá tra. Dư nợ cho vay đạt trên 20.700 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2011. Tuy trên thực tế,nhiều người nuôi và doanh nghiệp vẫn không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu  đãi này.

Ông Dũng cho rằng, các ngân hàng nên tập trung cho các doanh nghiệp và người nông dân vay vốn để nuôi cá tra. Theo ông Minh, số  liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước là trên 5.900 hộ dân và trên 280 doanh nghiệp sản xuất cá tra đã được vay là hết sức vô lý. Ngân hàng Nhà nước cần phải kiểm tra lại mục đích vay, liệu họ có  đầu tư đúng mục đích.

Chấn chỉnh gấp ngành cá tra

Một lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng nguồn vốn phải dành cho những doanh nghiệp ăn nên làm ra, chứ không nên cào bằng. sản phẩm cần  tạo lại niềm tin cho thị trường và xử lý  các doanh nghiệp tham gia sản xuất cá tra mà không có nhà máy.

Để đảm bảo chất lượng cũng như giữ uy tín cho sản phẩm cá tra xuât khẩu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản sớm xây dựng thông tư quy định về hàm lượng mạ băng, các chất phụ gia tăng trọng… chống tình trạng gian lận, phá giá, góp phần bình ổn thị trườngxuất khẩu cá tra.

Cũng theo Bộ trưởng Phát, Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT xây dựng Đề án tăng cường xúc tiến thương mại đối với cá tra. Bộ đã giao Tổng Cục thủy sản và yêu cầu sớm trình để ban hành thực hiện ngay từ năm 2013.

Bộ trưởng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo để các ngân hàng tiếp tục cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, theo đó, có cơ cấu phù hợp tăng cho vay trung hạn. Việc cho vay cần được giám sát trực tiếp, xem những doanh nghiệp có nhu cầu vay thực sự và cần được cấp cứu. Ngay sau cuộc họp này Bộ NN&PTNT sẽ có báo cáo gửi Thủ tướng và Chủ tịch nước để xin tháo gỡ.

Trường Lưu
Nguồn:phapluatvn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay25,847
  • Tháng hiện tại154,388
  • Tổng lượt truy cập92,532,052
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây