Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 3 năm, xuất khẩu đạt kỷ lục

Thứ năm - 04/01/2018 18:48
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 ngành NNPTNT ngày 4.1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2017 ngành nông nghiệp đã hoàn thành và vượt những mục tiêu quan trọng, đặc biệt vượt cao so với năm 2016, đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Vượt chỉ tiêu Chính phủ giao

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2017 dù có nhiều khó khăn về thời tiết và thị trường, nhưng ngành nông nghiệp đã về đích, hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao, có chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc, tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung.

 nong nghiep tang truong cao nhat trong 3 nam, xuat khau dat ky luc hinh anh 1

Xuất khẩu rau, củ, quả là điểm sáng của ngành nông nghiệp trong năm 2017 (ảnh minh họa). Ảnh: I.T

"Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai nhằm tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế lâm nghiệp. Xây dựng thương hiệu lúa gạo và các sản phẩm nông sản. Nghiên cứu, dự báo thị trường để sản xuất hiệu quả. Chủ động phòng chống ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu bền vững nông nghiệp...”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2017 cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc xoay trục phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực, xác định những ngành hàng có lợi thế. Trước đây, chúng ta coi trọng sản xuất lúa gạo là hàng đầu, nhưng nay chuyển sang ưu tiên phát triển những ngành hàng có giá trị cao như thủy sản, rau quả, đồ gỗ...

Năm 2017, các mô hình phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực NNPTNT cũng tăng cao. Đã có trên 1.400 HTX, 1.000 tổ hợp tác được thành lập, nâng tổng số HTX trong ngành lên trên 12.200, trong đó trên 30% HTX hoạt động hiệu quả.

Đặc biệt, cùng với xu hướng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, DN đầu tư vào ngành cũng có nhiều tiến bộ. Năm 2017, đã có gần 2.000 DN thành lập mới trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, tăng 3,8% so với năm 2016, nâng số DN hoạt động trong ngành lên trên 5.600 DN. Nhiều DN, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính.

Năm qua, Bộ cũng triển khai chủ trương của Chính phủ về thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Thủ tướng đã trực tiếp chủ trì 3 hội nghị, diễn đàn về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành đúng hướng, điều chỉnh sản xuất, kinh doanh kịp thời của tư lệnh ngành nông nghiệp cũng như toàn hệ thống ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, mặc dù đạt được nhiều thành tựu, ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập,

Thủ tướng: Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là người uy tín với Chính phủ, với nhân dân

Trước khi phát biểu kết luận và chỉ đạo về một số vấn đề của ngành nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao các kết quả mà ngành nông nghiệp đã đạt được, trong đó có vai trò rất lớn của cá nhân Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường. "Ông Cường không chỉ có uy tín với Chính phủ, mà còn có uy tín với nhân dân, với các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, là con người của hành động"- Thủ tướng nhận xét.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, kể từ khi nhậm chức Thủ tướng đã dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành nông nghiệp. Chỉ riêng trong năm 2016, Thủ tướng đã dự tới 17 hội nghị, diễn đàn chuyên đề về nông nghiệp- một kỷ lục trong lịch sử.

không được “ngủ quên trên cành nguyệt quế”. Hiện, tái cơ cấu chưa mạnh mẽ, trồng trọt theo thói quen vẫn phổ biến ở nông thôn. Vi phạm trong lâm nghiệp, thuỷ sản còn lớn. Việc đánh bắt thuỷ hải sản trái phép dẫn đến bị EU cảnh báo rút thẻ vàng vẫn diễn ra. Tình trạng phá rừng, rừng phòng hộ vẫn tiếp diễn. Năng suất lao động còn thấp kéo theo năng suất lao động của đất nước thấp. Sản xuất nông nghiệp vẫn bị động. Hiện tượng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn tiếp diễn. Trách nhiệm của Bộ NNPTNT về đổi mới kinh tế hợp tác còn hạn chế. Thực hiện chuyển đổi theo hình thức HTX còn chậm, kinh tế hộ còn nhỏ lẻ cản trở quá trình sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế. Một số ngành, địa phương còn lơ là chỉ đạo phát triển nông nghiệp nông thôn.

Mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 40 tỷ USD năm 2018

Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 36,37 tỷ USD, tăng 4,19 tỷ USD (13,0%) so với năm 2016; thặng dư thương mại đạt 8,55 tỷ USD, tăng khoảng 1,1 tỷ USD so với năm 2016.
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2017 tăng 3,16% so với năm 2016.
GDP nông lâm thủy sản tăng 2,9% (so với mức 2,95% năm 2013; 3,9% năm 2014; 2,6% của năm 2015 và 1,44% năm 2016).

Về định hướng nhiệm vụ năm 2018, Thủ tướng yêu cầu phải tạo chuyển biến rõ nét hơn, thực chất hơn trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp và nhắc lại chỉ tiêu cụ thể đối với ngành nông nghiệp mà hội nghị Chính phủ với các địa phương cuối năm 2017 đã “chốt”: Tăng trưởng khu vực nông nghiệp đạt 3%, xuất khẩu đạt khoảng 40 tỷ USD, không phải 38 tỷ USD như báo cáo Bộ NNPTNT đưa ra.

Để thực hiện thành công kế hoạch năm 2018, Thủ tướng yêu cầu ngành NNPTNT và các địa phương ngay từ đầu năm phải tổ chức triển khai đồng bộ các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết 01. Các địa phương và ngành NNPTNT phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể để phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của toàn ngành. “Phải biến từ định hướng thành bảng số liệu cụ thể trong chỉ đạo, chứ không phải chỉ nói chung chung”, trên cơ sở đó để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hay không.

Để tiếp sức cho ngành nông nghiệp tiếp tục đạt các thành tựu trong năm 2018, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trong đó tập trung ưu tiên tháo gỡ chính sách đất đai theo hướng tạo thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Hoàn thiện chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm nông nghiệp. Hỗ trợ ngành nông nghiệp phát triển thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại để thúc đẩy tiêu thụ nông sản và hỗ trợ xây dựng thương hiệu.

Ý KIẾN:

Ông Lê Minh Hoàn – Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp: Xây định nghị định riêng về HTX nông nghiệp

Hiện nay, ngành nông nghiệp đang vướng 2 điểm nghẽn là chi phí sản xuất cao và chất lượng nông sản kém. Chi phí sản xuất cao do hình thức sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Chất lượng nông sản kém, chưa đảm bảo về mặt an toàn cũng như mẫu mã. Để giải được bài toán giảm chi phí sản xuất chỉ có phát triển kinh tế hợp tác, lấy HTX làm trung tâm. Xây dựng nghị định riêng cho HTX nông nghiệp. Hiện HTX nông nghiệp vẫn bị đánh đồng với các mô hình HTX khác, chưa phát huy được hiệu quả thực sự. Nhiều khi vốn không phải là vấn đề, mà người nông dân tham gia vào HTX để cùng hợp tác, giúp giảm chi phí sản xuất và gắn thị trường với sản xuất. Chẳng hạn như đưa các DN tham gia vào các HTX, đóng góp cổ phần để đảm bảo thị trường đầu ra. Và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng tham gia HTX. Không nên xem nhẹ kinh tế HTX, HTX là cứu cánh để thay đổi nền nông nghiệp.

Ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Thêm chính sách
hỗ trợ quảng bá thương hiệu

Năm 2017, tổng giá trị nông lâm thuỷ sản của Lâm Đồng tăng 4,33%. Hiện đã có 20% diện tích đất canh tác ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích sản xuất gần 52.000ha, trung bình doanh thu đạt 158 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Lâm Đồng vẫn đang gặp một số khó khăn, cần được hỗ trợ về thủ tục nhập khẩu các giống rau, hoa mới. Cần có chính sách hỗ trợ quảng bá thương hiệu của địa phương, quốc gia. Trong biển thương hiệu như hiện nay, một mình địa phương gồng gánh là quá khó. Cần có chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa.

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập836
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,596
  • Tổng lượt truy cập93,164,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây