Học tập đạo đức HCM

Ông chủ tịch Hội được dân tin cậy

Thứ bảy - 21/07/2012 10:56
Làm chủ tịch Hội ND xã đã hơn 7 năm, mỗi khi hội viên nông dân có yêu cầu giúp đỡ bất cứ việc gì là ông có mặt. Người được dân tin cậy ấy là ông Đỗ Văn Kinh - Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định.
 

 

Ông Kinh sinh năm 1955, năm 15 tuổi đã nhập ngũ, là lính hải quân. Sau 6 năm trận mạc, ông xuất ngũ, về làm kế toán trưởng của HTX rồi chủ nhiệm HTX. Năm 2005 ông được bầu giữ chức Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông.

Trại lợn của ông Kinh (trái) là địa chỉ cho ND trong xã đến học hỏi.

Vất vả nhưng vui

Khi hỏi rằng, làm công tác nông vận tiền thì ít, công việc như nuôi con mọn, ông có mệt không, ông cười và nói: Vất vả nhưng thấy vui nhiều hơn.

Ông luôn trăn trở, làm sao để ND quê ông không còn không ai "bám" mãi cái nghèo, cuộc sống ngày càng khá hơn. Ông tâm sự: "Ông bà, bố mẹ và tôi đều là ND, nên tôi rất hiểu vất vả của ND. Bà con quanh năm làm lụng vất vả mà thu nhập chẳng được bao nhiêu. Thấy vậy, tôi đi đến các xã bạn xem họ làm giàu như thế nào để học hỏi về áp dụng cho quê mình".

Ngày ông mới nhận chức Chủ tịch Hội ND, xã có 800 hội viên, đến nay đã có 1.723 người sinh hoạt tại các chi, tổ hội. 100% hội viên đóng hội phí theo quy định.

Có kết quả này là nội dung hoạt động của Hội không tách rời nhu cầu của ND, mà ông Kinh là người đứng mũi chịu sào. Ông Kinh bảo, công tác tuyên truyền của Hội luôn gắn với chăm lo sản xuất, đời sống cho hội viên, như giúp ND vay vốn ngân hàng, vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ ND, gây quỹ xoay vòng... Dù số tiền cho vay không nhiều nhưng đã giải quyết phần nào cho một số khó khăn có vốn sản xuất.

Ông cùng Ban chấp hành Hội rà soát những hộ hội viên có thu nhập thấp dưới 12 triệu đồng/người/năm để cho vay tiền phát triển sản xuất hoặc đầu tư con giống kết hợp với hướng dẫn cách làm ăn. Ông cùng với cán bộ Hội ND xã đã vận động được 2.736 lượt hội viên ủng hộ Quỹ Hội hơn 70 triệu đồng. Số tiền này đang cho 17 gia đình hội viên khó khăn vay với lãi suất 0,6 %/ tháng (thu lãi 1 lần/năm). Ngoài ra, ông cùng Hội thường xuyên phối hợp với ngành Khuyến nông tổ tập huấn, hội thảo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất cho ND trong xã, giúp họ kiến thức trong làm ăn.

ND phải làm giàu trên đồng đất quê hương

Hải Đông có hơn 70% diện tích đất nông nghiệp dành cho trồng trọt, chăn nuôi, còn lại là làm muối. Ông Kinh phân tích, quê mình là vùng ven biển, nếu cũng làm những nghề như vùng đồng bằng thì hiệu quả không cao. Ông vận động bà con chuyển đổi từ ruộng muối, ruộng lúa sang nuôi trồng thủy, hải sản. "Bà con quen với làm muối nên chuyển đổi sang nuôi thủy sản rất khó khăn, ai cũng lo là thời tiết khắc nghiệt, tay nghề chưa vững sẽ không thành công. Ông tổ chức họp các hộ muốn nuôi tôm và thủy sản lại giải thích lợi ích khi chuyển đổi. Ông vận động các hộ tổ chức thành các nhóm và phân công ủy viên Ban chấp hành Hội ND xã tới từng hộ hướng dẫn bà con cách nuôi sao cho hiệu quả.

Dưới sự lãnh đạo của ông Đỗ Văn Kinh, năm nào Hội ND xã Hải Đông cũng đạt danh hiệu vững mạnh. Năm 2010, ông là một trong những ND tiêu biểu của Nam Định dự Đại hội Đại biểu ND điển hình tiên tiến toàn quốc do T.Ư Hội NDVN tổ chức.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Nguyễn Văn Cường - hộ sản xuất giỏi điển hình của xã Hải Đông. Anh tâm sự: "Tôi từng nuôi tôm sú nhưng không năm nào thành công. Nhờ có sự giúp đỡ của ông Kinh, gia đình tôi tiếp cận được với kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp. Nếu cứ nuôi như trước thì chắc gia đình tôi trắng tay". Hiện gia đình anh Cường có gần 1.000m2 ao nuôi tôm sú công nghiệp, mỗi năm thu lãi nhiều tỷ đồng.

Ông Kinh tâm sự: "Muốn bà con thoát đói nghèo thì phải tìm ra hướng đi phù hợp với điều kiện và thế mạnh của địa phương. Tìm hiểu xem quê mình có điều kiện phù hợp với trồng cây gì, nuôi con gì mình sẽ giúp đỡ cho bà con về kỹ thuật. Nếu không làm theo khoa học kỹ thuật thì công sức bỏ ra sẽ là công cốc".


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay50,478
  • Tháng hiện tại857,509
  • Tổng lượt truy cập88,212,579
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây