Học tập đạo đức HCM

Vì sao nông dân nghèo?

Thứ ba - 25/06/2013 00:12
Đó là câu hỏi cần trả lời trong buổi toạ đàm: “Tổ quốc và Ý nguyện của nông dân” do báo điện tử Tổ quốc tổ chức mới đây.

 

Sản xuất manh mún, tự phát

Nói về cái được của người nông dân sau đổi mới, PGS, TS Lê Văn Năm, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cho biết: Niềm vui lớn nhất và hữu hình của người nông dân, đó là họ được làm chủ thực sự trên mảnh đất của mình. Có thể tự định đoạt mọi việc canh tác, gieo trồng, phát triển chăn nuôi theo khả năng, kinh nghiệm, nguồn lực tài chính của họ.

Thứ hai, nông dân được tự do giao thương, tự do tìm đến nguồn nguyên vật liệu để lựa chọn cho mình những tư liệu sản xuất rẻ nhất, chất lượng cao nhất nhằm hạ giá thành sản xuất… Từ đó hình thành nên các gia trại, trang trại, tập đoàn kinh tế nông nghiệp đa ngành, đa nghề, tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giữ vững an sinh xã hội…

Tuy nhiên, chính sự tự chủ sản xuất và phân tán nhỏ lẻ đất nông nghiệp cũng là nguyên nhân trực tiếp băm nát những cánh đồng bao la thẳng cánh cò bay; gây khó khăn cho áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất.


Người nông dân còn chịu nhiều thiệt thòi

Chúng ta rất khó tạo ra nguồn sản phẩm khối lượng lớn, đồng nhất về chủng loại với chất lượng cao nên rất khó cạnh tranh trên thị trường. Từ đó giá cả không ổn định. Ví dụ: giá gà công nghiệp cách đây hơn 1 tháng từ 36.000 - 37.000 đ/kg thì hiện chỉ trên 20.000 đ/kg.

Tại sao lại có một sự bấp bênh tụt giá nhanh như vậy? Có thể nói là bà con ta chăn nuôi theo hướng tự phát. Và những thương lái nước ngoài, đặc biệt là những Cty có vốn nước ngoài lớn có thể len lỏi đến từng hộ dân, tận mua, tận bán, tha hồ ép giá, ép dân.

Nước ta có khí hậu “vàng” để hoa trái phát triển, nhưng mỗi khi ghé qua cửa hàng bán hoa quả, chúng ta lại thấy chạnh lòng bởi phần đa được nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, với giá cao gấp chục lần sản phẩm nội...

Một vấn đề bức xúc nữa ở nông thôn là dư thừa lao động bởi một phần đất đai màu mỡ đã chuyển đổi cho giao thông, công nghiệp, dịch vụ. Hàng triệu người bỗng dưng giàu có trong chốc lát nhưng vì không có công ăn việc làm, không có nghề nghiệp… nên cái nghèo, cái khó lại lăm le rình rập trước mỗi số phận của người nông dân.

Bên cạnh đó, PGS, TS Lê Văn Năm cũng chỉ ra những tồn tại cố hữu trong tư tưởng “ăn xổi” của người nông dân. Chỉ vì một vài lời đồn đại về giá cả mà người dân có thể đua nhau chặt rừng cao su, cà phê để trồng cây khác, đua nhau xây dựng chuồng trại để tổ chức chăn nuôi.

Khi thu hoạch thì chả ai đến mua, nếu có bán được thì giá cả quá thấp so với giá trị sản phẩm, dẫn đến khủng hoảng thừa giả tạo, khiến người dân khốn đốn, lao đao. Một đất nước xuất khẩu 3,5 - 3,8 tỷ đô la Mỹ lúa gạo, nhưng cũng phải bỏ ra số tiền tương đương nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc. Trong khi ngô, đỗ tương, bột cá chúng ta có thể quy hoạch sản xuất được.

Chảy máu chất xám

Nói về cuộc sống kham khổ của người nông dân, PGS. TS Đào Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) không giấu nổi nỗi buồn: “Những ai càng đi nhiều, tiếp xúc với năm châu bốn biển, thì càng chạnh lòng khi thấy quê ta nghèo quá. Nếu quy các chi phí thành thị ra thóc, thì mỗi bữa tiệc tương đương với hàng tấn thóc của bà con ở nông thôn”.

Nguyên nhân sâu xa cũng bởi tình trạng “chảy máu chát xám” ở nông thôn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Cả nước có 83 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, thì có 33 cơ sở ở các TP lớn như Hà Nội, Huế, TPHCM. Còn lại là ở các tỉnh lẻ. Nguồn tuyển sinh của các cơ sở đào tạo thành thị chủ yếu từ nông thôn.

Nông thôn đẻ ra tài năng, nhưng lại không được tài năng quay về để phục vụ lại quê hương. Người ta vẫn nói về việc "chảy máu chất xám" từ Việt Nam ra nước ngoài mà không để ý đến sự "chảy máu chất xám", "chảy máu tài năng", "chảy máu văn hóa" từ nông thôn về thành thị.

Còn GS. TS Đình Quang lại cho rằng: “Lo cho nông thôn theo kịp thành phố - đứng về khoa học, ta chưa thực hiện tốt, đứng về lương tâm là chưa tròn”. Điều kiện tiên quyết là phải thực hiện được điện, đường, trường, trạm, nếp sống mới… ở nông thôn.

Nếu ngành văn hóa không đặt ra chỉ tiêu phục vụ cụ thể đối với nông thôn và không có những chính sách phù hợp với nó, thì đời sống nông thôn sẽ vẫn rất khổ. Bởi văn hoá là động lực của sự phát triển.

Điều cần nhất của nông dân lúc này, theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, đó là trình độ dân trí. Bởi nếu không có trình độ dân trí, nông dân không thể cảm nhận được các giá trị văn hóa. Ngoài ra, họ rất cần kiến thức về khoa học, kỹ thuật công nghệ để hiểu thế nào là môi trường, nước, phân bón, máy móc...

Họ cũng cần cả kỹ năng sống. Người nông dân đang đang rất yếu về kinh doanh. Ví như, người trồng bưởi ngon nhưng lại không biết làm thế nào để quảng bá sản phẩm của mình; không biết cách nào để liên hệ với các cơ sở trong nước để hợp tác sản xuất - tiêu thụ, hoặc không có khả năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để liên hệ ra ngoài lãnh thổ hình chữ S để xuất khẩu.

Đó là những điều hết sức cần thiết trong cuộc sống của người nông dân. Giáo dục cần biết tạo động lực, kích thích khát vọng làm giàu của người nông dân. Để làm được điều này cần sự phối, kết hợp của rất nhiều cơ quan, ban ngành.

 

“Riêng đất dành cho lương thực vẫn phải giữ cho được 4 triệu hecta. Bài học của Phillipines, của Sri Lanka, của Myanmar đang còn đó, trước đây họ nổi tiếng vì xuất khẩu gạo bao nhiêu thì ngày nay họ lại nổi tiếng về nhập khẩu gạo bấy nhiêu. Cũng vì một phần nguyên nhân thiếu gạo nên ở những nước đó luôn xảy ra xung đột”, PGS, TS Lê Văn Năm.

Phạm Thị Ngân
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại278,736
  • Tổng lượt truy cập92,656,400
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây