Học tập đạo đức HCM

Những câu hỏi của hạt gạo

Thứ ba - 25/06/2013 23:50
Hạt thóc trang nghiêm trong Quốc huy dân tộc, hạt gạo bình dị trong mỗi bữa cơm ăn hằng ngày. Cây lúa, hạt gạo ngàn đời cho no ấm, nông dân giàu là gốc của bình yên.

 

Muốn đủ gạo ăn, nước ta phải có chí ít 3,2 triệu ha đất chuyên canh 2 vụ lúa, diện tích ấy khó giữ được, nếu tiếp tục lấy đi 1%/năm như 10 năm qua. Đã có nhiều chính sách được ban hành, nhiều khẩu hiệu được nêu lên nhưng đất 2 lúa vẫn mất. Và nhãn tiền khi đô thị hóa ào ạt, tương ứng có rất nhiều nông dân nghèo đi không sao cưỡng được. Đã 20 năm Việt Nam xuất khẩu gạo, xếp vị trí số 2 trên thế giới. Hương vị gạo đã đi xa, nhưng có một thực tế vẫn đang diễn ra là: Hạt gạo vẫn bị bóp giá, người làm ra hạt gạo cũng chung số phận; giá thóc, giá gạo vẫn “bập bềnh”, người trồng lúa vẫn thua thiệt.

Nhìn đi phải nhìn lại, nông dân được chăm lo rất nhiều: Đảng có những nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ cũng có nhiều quyết định với mục đích bảo vệ quyền lợi nông dân: Quy định phải mua lúa với mức giá người nông dân có lãi 30% so với giá thành; ứng tiền ưu đãi cho doanh nghiệp mua tạm trữ khi giá lúa thấp; khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân… Tuy nhiên, các cơ quan giúp việc của Chính phủ chưa hoàn toàn sát với thực tế; có nhiều tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội liên quan đến “tam nông”, nhưng vẫn tìm chưa ra “nhạc trưởng”. Trong chuỗi giá trị hạt thóc, hạt gạo, người nông dân là chủ thể nhưng không có quyền định giá!

Có nhiều câu hỏi lớn: Vì sao, nước ta xuất khẩu gạo nhiều thứ 2 thế giới mà nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn quá nghèo? Nông dân Bắc Bộ, nhiều nơi phải nhập khẩu 50 - 60% giống lúa lai của Trung Quốc? Đã 20 năm xuất khẩu, đến nay, gạo Việt Nam vẫn mang thương hiệu nhờ? Việc mua lúa tạm trữ để nông dân có lãi 30%, giá đầu vào đã tính đủ chưa? Sự bất an lớn là 10 năm qua, người trồng lúa thu nhập chỉ tăng gần 3 lần, trong khi, doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu nhập tăng đến 90 lần?... Chừng nào tất cả những câu hỏi đó không được trả lời minh bạch và thỏa đáng thì gạo xuất khẩu vẫn bán với giá bèo.

Câu chuyện “lên ngôi” của ngành lúa gạo Việt Nam, đến nay, đã có nhiều “nút thắt” phải tháo gỡ, không thể ngồi chờ… Để người nông dân giàu lên từ hạt thóc rất cần hiệp hội “người trồng lúa”, và Hội Nông dân là thành viên chủ lực tham gia trong chuỗi giá trị của hạt gạo: Từ đất, nước, phân, cần, giống tới việc bán, mua, xuất khẩu,… Trong vai trò ấy, Đảng và Nhà nước cần trao quyền cho Hội Nông dân, đồng thời Hội phải chủ động tập hợp, tổ chức nông dân “đi lên hợp tác, bước ra thị trường; chuyển đổi tư duy từ “khối lượng” – an dân sang “giá trị” - làm giàu.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập706
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm703
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại98,157
  • Tổng lượt truy cập88,776,491
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây