Học tập đạo đức HCM

Vụ HT 2013: Nguy cơ "xé rào" lúa IR 50404

Thứ tư - 24/04/2013 03:01
Trước thực tế lúa thơm, lúa chất lượng cao khó tiêu thụ của vụ lúa ĐX 2012-2013 vừa qua, nhiều bà con trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang có xu thế quay trở lại trồng giống lúa IR 50404 trong vụ HT này.

Vụ lúa HT 2013, Hậu Giang có kế hoạch gieo sạ khoảng 76.000 ha, đến thời điểm này đã xuống giống được hơn 30.000 ha, trong đó giống IR 50404 chiếm diện tích khá cao (hơn 40%).

Ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp địa phương đã khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa việc sử dụng giống lúa IR 50404 phẩm cấp gạo thấp, thay thế bằng các giống lúa mới cấp xác nhận, có khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn và mặn như OM4218, OM6976, OM4377, OM5451…

Tuy vậy, với giá cả và thị trường như hiện nay, các khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh rất khó trở thành hiện thực. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nông dân tiếp tục sử dụng giống lúa IR 50404 SX đại trà trong vụ HT, khả năng tái diễn cảnh tồn đọng lúa là rất lớn.

Trao đổi với những nông dân trồng lúa hạt dài mới thấy có nhiều điểm nghịch lý. Đó là, hiện nhiều thương lái mua lúa hạt dài, chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu đang được khuyến khích gieo sạ với giá cào bằng hoặc chỉ cao hơn lúa IR 50404 từ 100 - 200 đồng/kg.


Nguy cơ diện tích lúa IR 50404 tăng cao trong vụ lúa HT 2013

Với giá như vậy, nhiều người dân cho rằng, trồng lúa phẩm cấp thấp sướng hơn lúa chất lượng cao. Vì trồng giống IR 50404 không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh. Lúa IR 50404 tuy giá thấp hơn lúa chất lượng cao nhưng bù lại năng suất lại cao hơn từ 150 - 200 kg/công, từ đó lợi nhuận thu được cũng cao hơn và điều quan trọng là dễ tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Thâu, nông dân ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy cho biết: “Chi phí SX lúa hạt dài cao hơn so với lúa IR 50404, nhưng mua kiểu này chẳng khác nào khuyến khích nông dân quay lại trồng giống lúa IR 50404”.

Theo tính toán của nhiều nông dân, nếu trồng lúa IR 50404 thì nhẹ chi phí, năng suất khá cao, khoảng 6 - 7 tấn/ha; cá biệt có một số hộ đạt 9 - 10 tấn/ha, trừ chi phí còn lợi nhuận 1 - 1,2 triệu đồng/công, vụ HT thì lời 300.000 - 500.000 đồng/công.

Ngoài ra, đây còn là loại giống có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 85 - 90 ngày), thích nghi rộng với nhiều vùng đất, phù hợp bố trí trồng 3 vụ lúa trong năm. Từ những lợi thế trên khiến nhiều bà con lựa chọn giống IR 50404 để canh tác.

Thời gian qua, tuy ngành nông nghiệp tỉnh đã quyết liệt trong việc khuyến cáo nông dân giảm tỷ lệ SX giống lúa IR 50404, song chuyện cào bằng giá mua lúa này với các giống khác đang tạo nên hiệu ứng ngược.

Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hậu Giang Trần Ngọc Thể cho rằng, việc giá lúa IR 50404 không chênh lệch mấy so với một số giống lúa dài khác không biết được kéo dài bao lâu, nhưng chắc chắn một điều là sau này có đưa ra cảnh báo hạn chế trồng lúa IR 50404 thì người dân sẽ không nghe.

 

Trung tâm KN-KN Hậu Giang khuyến cáo nông dân không nên chạy theo giống lúa IR 50404 vì chất lượng gạo rất thấp, nhất là trong vụ HT, thời tiết không thuận lợi.

Đã có thời gian giống lúa này được nông dân trồng quá nhiều, không tiêu thụ được, thương lái đi mua lúa treo biển “lúa IR 50404 xin đừng gọi” để khỏi mất công dừng lại. Chắc hẳn bài học này nhiều nông dân vẫn chưa quên.

Hiện ngay cả bà con SX CĐML của tỉnh cũng bắt đầu quay lại với giống lúa IR 50404 sau một vụ mùa lúa thơm không mấy khả quan. Vụ lúa ĐX vừa qua, gia đình ông Trần Văn Hùng Em ở ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy có 6 công đất nằm trong mô hình CĐML.

Ông cùng nhiều bà con nơi đây được ngành nông nghiệp khuyến cáo sạ một số loại giống lúa thơm chất lượng để hợp đồng bán cho các Cty kinh doanh lương thực nhằm đảm bảo thị trường đầu ra và giá cả ổn định.

Tuy nhiên, niềm hy vọng ấy không đến mà đổi lại là việc tiêu thụ khó khăn, lợi nhuận thấp. Ông Hùng Em chia sẻ: “Vụ ĐX mọi năm, tôi làm giống lúa IR 50404 năng suất đạt khoảng 1,2 tấn/công, riêng năm nay vào CĐML được khuyến cáo nên chuyển sang giống OM4900, năng suất chưa đến 1 tấn/công, giá bán chỉ bằng với giống lúa thường, nhưng phải năn nỉ thương lái mới mua. Do vậy, vụ HT này có rất nhiều bà con ở khu vực này quay lại trồng giống lúa IR 50404”.




 

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập432
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm429
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại197,194
  • Tổng lượt truy cập90,260,587
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây