Song vài năm trở lại đây, cây nhãn, chôm chôm không còn giữ vị thế “độc tôn” nữa. Người dân cù lao Minh đang khốn đốn vì giá cả bấp bênh, dịch bệnh tràn lan…
Lao đao giá cả trái cây
Một số hộ khác thì đánh liều đốn bỏ nhãn, chôm chôm trồng cam sành, cà phê hay tạp nhạp nhiều loại cây, nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế và rồi lại đốn bỏ trồng cây khác. Theo thống kê mới đây của huyện, do giá cả bấp bênh, dịch bệnh hoành hành, cù lao Minh có số hộ nghèo cao nhất huyện. Nhiều thanh niên không việc làm bỏ địa phương đến các khu công nghiệp làm công nhân kiếm thêm thu nhập.
Hiện người dân cù lao Minh đang rối bời không biết trồng cây gì cho phù hợp với vùng đất, thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn: trồng- chặt, trúng mùa- rớt giá; còn sâu bệnh thì ào ạt tấn công. Hàng ngàn hecta vườn cây ăn trái và tương lai của hàng chục ngàn hộ dân sinh sống trên vùng đất cù lao Minh đang khốn đốn trước giá cả bấp bênh và dịch bệnh hoành hành.
Theo người dân ở cù lao Minh: Thời hoàng kim, 1 công nhãn da bò hay chôm chôm mỗi vụ cho thu nhập 30– 40 triệu đồng. Giá sang nhượng đất thời điểm đó cao ngất ngưởng và được tính bằng vàng, trung bình mỗi công có giá từ 8– 10 lượng vàng 24K. Nhưng vài năm trở lại dịch bệnh, giá trái cây bấp bênh, giá đất cũng đi xuống chỉ còn vài lượng vàng/công. Những khu đất mặt hậu chỉ còn vài chục triệu đồng/công nhưng vẫn khó bán. Hiện nhà vườn có xu hướng chuyển nhượng đất, chuyển sang ngành nghề khác. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã