Học tập đạo đức HCM

Một quả trứng năm lần đóng phí: Phí chồng phí kiểm dịch

Thứ hai - 09/07/2012 09:44
Một quả trứng gia cầm từ trại gà đến thị trường phải qua nhiều lần kiểm dịch. Tuy nhiên, mỗi lần kiểm dịch chỉ đơn giản là đem xe trứng tới cho cán bộ thú y kiểm trứng để... tính tiền.

 

Việc làm này đã gây khó cho người chăn nuôi và người tiêu dùng sản phẩm vì giá tăng cao. Phóng viên NTNN đã tiến hành xác minh sự việc và phát hiện nhiều bất cập.

 

Việc phải kiểm dịch nhiều lần khi xuất bán trứng đối với người dân và doanh nghiệp chăn nuôi gây phiền hà, chiếm nhiều thời gian và góp phần đẩy giá thành lên cao.

Theo nhiều hộ dân, một quả trứng tới tay người tiêu dùng, họ phải đóng tới 5 lần phí kiểm dịch.

 

Dày đặc các loại phí

 

Ông Lê Trọng Vũ ở xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh phản ánh, ông cùng các hộ nuôi vịt tại địa phương đang phải gánh quá nhiều loại phí cho việc kiểm dịch đàn vịt con. Mặc dù trong suốt quá trình nuôi, để đảm bảo sức khỏe cho vịt mẹ, ông Vũ đã phải thường xuyên tự mua vaccin để phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại.

 

Ông Vũ cho biết, quy trình để một con vịt con sau khi nở ra đến thị trường hiện phải qua ít nhất 5 lần kiểm dịch. Trước tiên, sau khi vịt nở, ông Vũ đến cơ quan thú y địa phương để báo cáo và mua giấy xin xuất vịt con. Giá kiểm dịch ban đầu ở mức 5 đồng/con vịt. Tiếp theo đó, trong quá trình nuôi vịt con từ mới nở đến 15 ngày tuổi, ông Vũ phải mua vaccin phòng dịch để tiêm, chi phí tốn khoảng 1.000 đồng/con.

 

Khi tới ngày xuất bán, ông Vũ làm thủ tục để xuất vịt con ra khỏi huyện với giá kiểm dịch là 100.000 đồng/xe sản phẩm và chịu chi phí xét nghiệm máu cho vịt với giá 500.000 đồng/xe. Nếu muốn bán sản phẩm ra khỏi tỉnh, ông Vũ tiếp tục lặp lại công đoạn kiểm dịch lần thứ 5 với mức giá 200.000 đồng/xe. “Mỗi xe chở từ 700 – 800 vịt con, tính ra, chi phí kiểm dịch cho vịt từ 1.500 – 2.000 đồng/con. Chiếm 20% trong giá bán 9.000 – 10.000 đồng/con vịt ra thị trường hiện nay rồi” - ông Vũ tính.

 

Còn gia đình ông Lê Hồng Quý (ngụ tại xã Long Tân, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) mỗi ngày xuất bán từ 4.000 – 5.000 trứng vịt cho các cơ sở thu mua trứng từ TP.HCM, Bình Dương, Cà Mau… Mỗi lần chuẩn bị giao trứng cho đối tác, ông Quý thông báo với cơ quan thú y địa phương để được cấp giấy kiểm dịch sản phẩm. “Sau khi thông báo, thú y cử cán bộ đến phun hóa chất khử trùng trứng, xe và niêm phong chì lô hàng. Chi phí cho mỗi lần kiểm dịch khoảng 20 đồng/trứng” - ông Quý cho biết.

 

Theo ông Quý, do kinh doanh nhỏ lẻ, không hạch toán kinh tế rõ ràng, hơn nữa anh em cán bộ thú y cũng đều là chỗ thân quen nên gia đình không tính toán chi ly với các khoản phí này. Tuy nhiên, cái khó cho ông là mỗi lần muốn xuất trứng ra khỏi địa bàn tỉnh phải thực hiện “đổi giấy”, rườm rà, tốn thời gian.

 

Vì vậy, chỉ khi nào đối tác yêu cầu phải có giấy kiểm dịch, ông Quý mới thực hiện. Còn nếu không yêu cầu, ông Quý chấp nhận bán trứng không có kiểm dịch ra thị trường.

 

Bà Nguyễn Thị Huân – Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân cũng cho biết, mỗi quả trứng nhập từ các trang trại ở tỉnh về để xử lý, bà Huân phải trả 4,5 – 5,5 đồng chi phí kiểm dịch cho cơ quan thú y. Ngoài ra, công ty còn phải mua một tờ giấy chứng nhận kiểm dịch với mức giá 5.000 đồng/tờ cho các lô hàng bán ra trong nội thành TP. HCM và 30.000 đồng/tờ cho lô hàng xuất đi các tỉnh. “Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển từ nhà máy đến cơ sở tiêu thụ, nếu cơ quan thú y có thực hiện phúc kiểm thì chi phí tốn thêm từ 30.000 – 50.000 đồng/lô hàng” - chị Kim Em – Công ty Ba Huân cho biết thêm.

 

Kiểm dịch đơn giản

 

Nhiều nông dân nuôi vịt tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang… cũng cho rằng sản phẩm gia cầm của họ đang phải gánh quá nhiều lần phí kiểm dịch. Việc này khiến giá thành bị đội lên trong khi công việc kiểm dịch chỉ đơn giản là “đếm trứng tính tiền”. “3 tháng một lần cơ quan thú y đến lấy mẫu kiểm tra nhưng công ty cũng phải đóng phí thêm từ 200.000 đồng/lần lấy mẫu. Ngoài ra, việc kiểm dịch khi xuất trứng đi chỉ đơn giản là đếm trứng để tính tiền” - chị Kim Em thông tin.

 

Còn theo ông Lê Trọng Vũ, ngoài công tác kiểm dịch trên sản phẩm trứng gia cầm được thực hiện đơn giản, trước đây mỗi tháng cơ quan thú y còn đến cơ sở chăn nuôi của ông để thực hiện phun hóa chất khử trùng với giá 50.000 đồng/m2. “Thấy giá đó cao quá, mà công việc đó gia đình có thể tự thực hiện được nên tui đấu tranh, hiện cơ quan thú y đã giảm giá còn 30.000 đồng/m2” - ông Vũ cho biết.

 

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Huân cũng cho rằng, trong suốt quá trình nuôi, các trại gà của bà đã phải thực hiện nghiêm túc công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn chuồng trại. Việc phải kiểm dịch nhiều lần khi xuất bán trứng đối với công ty bà không quá tốn kém nhưng chiếm nhiều thời gian và góp phần đẩy giá thành lên cao.

 

“Do sự phiền hà trên nên rất nhiều cơ sở bỏ qua việc này. Điều này gây bất công đối với các cơ sở làm ăn chân chính, vừa tốn tiền, tốn thời gian kiểm dịch lại phải bán giá cao hơn, khó cạnh tranh hơn” - bà Huân phân tích. Hơn nữa, theo bà Huân, trứng nhập về từ các tỉnh đã có sẵn giấy chứng nhận kiểm dịch, đủ điều kiện xuất khỏi tỉnh nên dù phí kiểm tra không quá lớn nhưng việc kiểm tra nhiều lần khiến “phí chồng phí” như hiện nay là không cần thiết.

 

Thuận Hải

Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay27,469
  • Tháng hiện tại418,945
  • Tổng lượt truy cập90,482,338
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây