Học tập đạo đức HCM

Xây chợ rồi bỏ hoang

Thứ ba - 19/03/2013 23:32
Với số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đồng nhằm phục vụ nhu cầu buôn bán, giao thương cho người dân trong khu vực, nhưng nhiều khu chợ kinh doanh giết mổ gia cầm trên địa bàn Hà Tĩnh đóng tại phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh và chợ Sơn Thọ, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, lại đang bỏ hoang, lãng phí.
Năm 2006, UBND TP Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng dự án chợ kinh doanh giết mổ gia cầm tập trung đóng trên địa bàn phường Văn Yên với mục đích quản lý và cung ứng sản phẩm gia cầm có chất lượng cho TP. Dự án có tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng, trên diện tích rộng 5.000m2 được trang bị nhiều thiết bị máy móc hiện đại với công suất giết mổ hơn 10.000 con gia cầm/ngày. Năm 2009, khu chợ hoàn thành và đưa vào hoạt động với thiết kế dành cho khoảng 40 hộ kinh doanh. Tuy nhiên, sau 5 năm đưa vào hoạt động, cả khu chợ chỉ có… 2 hộ kinh doanh.

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Bùi Văn Ngạn, nhân viên Ban Quản lý chợ giết mổ gia cầm TP Hà Tĩnh cho biết, 2 năm đầu, chợ hoạt động sôi nổi, ngày bán trung bình khoảng 1.000 con gia cầm. Nhưng hiện nay, chợ ế ẩm, các hộ kinh doanh trả ki ốt vì không đủ trả tiền thuê và tiền thuế. “Do đường xấu, lại trái đường, biển quảng cáo không ra trò, ngay cả nhiều người dân trong TP cũng không biết có khu chợ này. Thêm vào đó, mấy năm nay dịch bệnh ở gia cầm nhiều, số người mua gia cầm ít hơn. Trong mấy tháng nay, nghe tin gà Trung Quốc ăn gây ung thư nên người dân càng ít mua”, ông Ngạn nói.
 
Chợ Sơn Thọ 9 năm không hoạt động. Ảnh: Yến Yến

Ông Nguyễn Văn Hà, 1 trong 2 hộ kinh doanh tại chợ, cho biết: “Dù chỉ còn 2 hộ kinh doanh nhưng cũng rất ít khách, mỗi ngày chỉ giết mổ được khoảng 50 - 100 con gà. Trước đây, có gần 20 hộ vào thuê ki ốt để kinh doanh giết mổ nhưng không có khách, trong khi hàng tháng phải đóng tiền thuê ốt nên họ xin rút khỏi chợ”.

Trái với tình trạng vắng vẻ ở khu chợ giết mổ gia cầm TP Hà Tĩnh là cảnh mua bán tấp nập ở các chợ cóc, vỉa hè dọc các tuyến đường Nguyễn Biểu, 26/3, Xuân Diệu… chỉ cách lối vào chợ 100m.

Cũng như chợ giết mổ gia cầm ở TP Hà Tĩnh, chợ Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, được đầu tư gần 400 triệu đồng với diện tích 3.500m2, nhưng 9 năm nay trở thành nơi thả trâu bò, phơi quần áo, đổ rác thải của các hộ dân sống quanh khu vực.

Ông Nguyễn Khắc Hội, Chủ tịch UBND xã Sơn Thọ, cho biết: "Ban đầu, khi chợ đưa vào sử dụng, chính quyền xã đã cho giết mổ hàng chục con lợn, bò, kêu gọi người dân đến mua bán, phát thanh trên đài và phương tiện thông tin của các vùng lân cận biết nên chợ cũng hoạt động được một thời gian ngắn. Tuy nhiên sau đó, do nhu cầu mua bán của dân không nhiều, đường miền núi lại xấu, trong khi ở các xóm cũng có một vài hộ kinh doanh nên người dân không đến chợ. Sản phẩm đặc sản là cam bù và mật mía khi đưa ra chợ mà không bán được thì sẽ bị hư, xuống giá. Vì vậy, khách có nhu cầu sẽ vào tận nhà hái cam trên cây, mua mật trong chum”.
 
Đình chợ bị trưng dụng làm nơi thả trâu bò, bỏ vật dụng của người dân. Ảnh: Yến Yến

Ông Nguyễn Văn Nghĩa sống ở gần đó cho biết: “Từ lâu, chợ không hoạt động, các hộ dân đã tự ý chiếm chỗ để sử dụng mục đích riêng. Đáng nói là, chúng tôi chưa thấy xã có biện pháp gì để khắc phục”.

Trả lời vấn đề này, ông Hội cho biết, sắp tới sẽ cho tu bổ lại, chuyển các hộ dân kinh doanh ở các ki ốt phía ngoài chợ vào sâu phía trong để tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, với hiện trạng chợ như hiện nay cộng với nhu cầu mua bán ít ỏi của người dân thì không biết tương lai khu chợ sẽ hoạt động lại như thế nào?

Cả 2 khu chợ trên, khi triển khai xây dựng là hoàn toàn hợp lý, phục vụ nhu cầu chính yếu của người dân, đồng thời phát triển kinh tế, giao thương trong khu vực. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà chợ lại không hoạt động hiệu quả. Điều đáng nói là, mặc dù tình trạng hoạt động kém hiệu quả trong một thời gian rất dài, nhưng ban quản lý chợ và cơ quan chức năng chưa có biện pháp giải quyết. Điều này gây lãng phí lớn cho nguồn ngân sách Nhà nước, quỹ đất của địa phương.
Theo thanhtra.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại851,982
  • Tổng lượt truy cập92,025,711
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây