Học tập đạo đức HCM

Đền bù đất nông nghiệp rẻ bèo

Thứ tư - 20/03/2013 06:10

Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý, là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, gắn với sinh kế suốt một đời của nông dân, nhưng lại được đền bù với giá rẻ mạt.

 

Ngày 19.3, Hội Nông dân TP. Đà Nẵng tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cấp lãnh đạo các cơ sở hội, quận huyện hội trên địa bàn. Nhiều cán bộ hội cho rằng ở khoản 1, Điều 15, việc luật quy định thu hồi đất để phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội... là quá chung chung.

Theo bà Đào Thị Kim Huyền - Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Hội ND TP. Đà Nẵng, nông dân rất không đồng ý khi mà đất nông nghiệp luôn được tính ở mức thấp nhất so với các loại đất khác. Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý, là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, gắn với sinh kế suốt một đời của nông dân, nhưng lại được đền bù với giá rẻ mạt, 1m2 đất nông nghiệp nhiều nơi được tính với giá chưa bằng 1 bát phở, 1 que kem.

Nhiều cán hộ hội ND còn thay mặt ND kiến nghị, việc định giá đất và trả tiền đền bù phải cùng một thời điểm, chứ không thể định giá năm 2000 mà đến 2005 mới chịu trả tiền, trong khi vật giá đã đi đâu đâu, gây thiệt thòi cho người bị thu hồi đất. Theo nhiều nông dân, khung giá đất nên xây dựng 2-3 năm 1 lần.

Về thu hồi đất, ông Lê Văn Phiếu- Phó Chủ tịch Hội ND quận Cẩm Lệ cho rằng, khi đi lấy ý kiến ND, bà con đều đồng lòng nếu Nhà nước thu hồi đất cho quốc phòng, an ninh, bà con sẵn sàng cho không, không cần đền bù. Nhưng trong thực tế đa phần thu hồi đất là để cho doanh nghiệp làm dự án kinh tế thu lợi thì phải có đền bù thỏa đáng cho dân.

"Sự bắt tay của chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong thu hồi đất, đền bù, tái định cư diễn ra như trên không phải là cá biệt cho thấy lợi ích nhóm đã tồn tại và sẽ tồn tại nếu Luật Đất đai sửa đổi không quy định kín kẽ" - lời ông Phiếu. Theo ông Phiếu, tình trạng bắt tay nhau buôn bán dự án, đẩy giá lên, dìm giá xuống của kẻ đầu cơ, giới doanh nghiệp trong sự thiếu kiểm soát của cơ quan quản lý đang đẩy người dân vào chỗ khó khăn, gây thất thoát ngân sách, gây tham nhũng, và gây khiếu nại, khiếu kiện kéo dài... Đấy là những tình trạng lạm dụng kẽ hở của Luật Đất đai cần được khắc phục. Cùng ngày, Hội Nông dân TP. HCM cũng tổ chức góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập514
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại44,317
  • Tổng lượt truy cập88,722,651
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây