Điều mà các DN mong mỏi là vai trò của doanh nhân, DN phải được đặc biệt coi trọng...
Doanh nhân "thoáng buồn"
Điều 2 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định: "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Ông Lê Duy Bình - đại diện DN Economica VN nói:
"Tôi không thấy vai trò của đội ngũ doanh nhân được thể hiện. Xuyên suốt bản Hiến pháp 1992 cũng như dự thảo sửa đổi, cụm từ "doanh nhân" cũng không được đề cập. Điều này đã gây không ít băn khoăn cho cộng đồng DN".
Sản xuất tại Công ty Kim khí Thăng Long. |
Theo ông Bình, mỗi năm VN có gần 80.000 DN ra đời, cả nước hiện có trên 600.000 DN và 1 triệu hộ kinh doanh cá thể, 133.000 hợp tác xã và trang trại... Nếu chỉ tính 1 DN có 2-3 doanh nhân và mỗi hộ kinh doanh cá thể và trang trại có 1 doanh nhân thì cả nước đã có hàng triệu doanh nhân đang lao động, tạo ra của cải cho bản thân, đất nước. "Cộng đồng DN đã không khỏi chạnh lòng và thoáng buồn khi không thấy tên mình trong nền tảng của quyền lực Nhà nước và của nhân dân..." - ông Bình nói.
Ông Vũ Quốc Tuấn - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề VN cũng cho rằng, kinh tế tư nhân đã được khẳng định từ Nghị quyết Đại hội Đảng IX (tháng 4.2001), do vậy Hiến pháp cần có những quy định cụ thể thể hiện rõ "quyền và nghĩa vụ của doanh nhân" nhằm xây dựng tầng lớp DN có văn hóa kinh doanh, tinh thần dân tộc, có năng lực, trình độ... Dự thảo Hiến pháp cần bổ sung "Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nhân trong sản xuất, kinh doanh...; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định này".
Doanh nhân không thể bị "bỏ quên"
Đồng tình với những quan điểm trên, ông Vũ Xuân Tiền-Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tư vấn VFAM VN nhấn mạnh: Trong giai đoạn mới của sự phát triển nền kinh tế quốc dân, doanh nhân sẽ ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì thế, vai trò của đội ngũ doanh nhân "không thể bị bỏ quên".
“Hiến pháp mới cần khẳng định “kinh tế tư nhân là bộ phận chủ lực của nền kinh tế", với vai trò không thể thiếu đã được thể hiện rõ trong thực tế cuộc sống”. Ông Vũ Quốc Tuấn |
Tại hội thảo này, các DN cũng cho rằng, để khắc phục sự lạm quyền có thể xảy ra của các cơ quan nhà nước, bên cạnh các quy định về kiểm soát, hạn chế quyền lực đã ghi trong Hiến pháp, cần có thêm quy định: "Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho các tổ chức xã hội hoạt động" nhằm nâng cao trình độ, năng lực, trợ giúp doanh nhân trong quản lý, điều hành và bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nhân, DN.
Cả nước có hàng trăm tổ chức xã hội như hội, hiệp hội, trung tâm, câu lạc bộ... đang bảo vệ quyền lợi cho doanh nhân, DN, công dân; do vậy việc Hiến pháp có thêm quy định về "các tổ chức xã hội" là hoàn toàn phù hợp.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN cho rằng, DN mong muốn các nhà xây dựng Hiến pháp có sự đánh giá đầy đủ hơn về các nỗ lực của DN, doanh nhân; loại bỏ sự thể hiện còn mang tính phân biệt đối xử ngay trong bộ luật gốc này. "Sự đối xử công bằng ngay trong bộ luật quan trọng bậc nhất này sẽ tạo nền tảng cho việc tiếp tục loại bỏ những phân biệt đối xử trong các luật và văn bản dưới luật khác đang và sẽ được xây dựng" - ông Lộc nhấn mạnh.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã