Học tập đạo đức HCM

Bỏ vườn vải lâu đời của gia tộc, trồng bưởi kiếm tiền tỷ mỗi năm

Chủ nhật - 27/09/2020 04:57
Từ lúc bị gia đình phản đối vì đòi chặt bỏ nhiều ha vải, đến nay người nông dân ở Lục Ngạn này có thể kiếm vài tỷ mỗi năm từ trồng bưởi.

Khi nhắc đến Lục Ngạn, hầu như ai cũng nghĩ ngay đến vải, loại quả giúp nhiều nông dân ở đây làm giàu. Tuy nhiên, ở thủ phủ vải này, vẫn có những người quyết tâm tìm hướng đi mới và thành công nhờ vào sự mạnh dạn của mình.

Anh Nguyễn Văn Hữu, ở thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn chia sẻ về việc bỏ vải trồng bưởi. Ảnh: Tùng Đinh.

Anh Nguyễn Văn Hữu, ở thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn chia sẻ về việc bỏ vải trồng bưởi. Ảnh: Tùng Đinh.

Mạnh dạn bỏ vải trồng bưởi

Đứng giữa đồi bưởi bạt ngàn, sai trĩu quả sắp đến mùa thu hoạch, anh Nguyễn Văn Hữu, ở thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn không ngần ngại chia sẻ: “Làm bưởi bây giờ nhàn hơn làm vải, thu nhập cũng khá nhưng lúc bắt đầu cũng không ít gian nan”.

Anh Hữu cho biết, gia đình đang có hơn 9 ha trồng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi, bao gồm các giống như bưởi đào Tân Lạc, bưởi Diễn, bưởi da xanh và một ít cam CV2. Trong vài năm gần đây, mỗi năm gia đình thu hoạch được khoảng 200 tấn bưởi, năm nào điều kiện khó khăn thì được hơn 100 tấn và toàn bộ diện tích bưởi đều đạt tiêu chuẩn VietGAP.

“Sau khi canh tác đã ổn định, doanh thu mỗi năm từ bưởi của nhà vào khoảng hơn 3 tỷ đồng, trừ đi các chi phí thì lợi nhuận cũng được tên dưới 1,5 tỷ đồng/năm”, anh Hữu vừa chăm sóc cây bưởi trĩu quả vừa chia sẻ.

Về đầu ra, trước đây các thương lái Trung Quốc sang mua nhiều nhưng thời gian gần đây chủ yếu là thương lai trong nước, mua về bán ở Hà Nội, Hải Phòng. Khác với làm vải, bưởi dễ thu hoạch, cũng không cần phải ra chợ bán như trước mà người mua vào tận vườn để lấy.

Hiện nay, diện tích bưởi của gia đình anh cho thu hoạch từ khoảng đầu tháng 8 âm lịch cho đến Tết, ngoài ra, một số cây cam CV2 thì có thể kéo dài đến khoảng tháng 2 âm lịch của năm sau.

So sánh với làm vải, anh Hữu cho biết khi chuyển sang trồng bưởi, thu nhập bình quân tăng khoảng 60%: “Năm đầu tiên vườn bưởi cho thu hoạch là 2014, tổng thu nhập gần 2 tỷ đồng và lợi nhuận vào khoảng 700-800 triệu đồng. Trong khi nếu trồng vải trên 10 ha thì có khi thu hoạch không kịp, cho có khi còn không có người lấy rồi quả để hỏng hết”.

Vườn bưởi trĩu quả gần 10 ha ở Lục Ngạn của gia đình anh Hữu. Ảnh: Tùng Đinh.

Vườn bưởi trĩu quả gần 10 ha ở Lục Ngạn của gia đình anh Hữu. Ảnh: Tùng Đinh.

Vượt qua khó khăn

Trước đây, diện tích này là vườn vải lâu đời của của gia tộc nhưng anh Hữu đã mạnh dạn xin chuyển sang trồng bưởi. Vườn vải khi đó đã khoảng 20 năm tuổi, cây rất to và cho quả đều đặn nên khi quyết định chặt bỏ anh em trong họ phản đối rất mạnh. Nhưng do có tín nhiệm từ trước, nên họ hàng cũng đồng ý và phụ giúp anh chuyển từ vải sang bưởi.

“Vải là cây truyền thống của địa phương nhưng tôi thấy thu hoạch vất vả mà giá cả lên xuống cũng thất thường, có năm rẻ như cho cũng không có ai mua. Khi đó lên mạng xem nông dân miền Nam trồng bưởi rất khấm khá mà thu hoạch lại đơn giản nên tôi quyết định chuyển đổi”, chủ vườn bưởi gần 10 ha ở Lục Ngạn nói về những ngày đầu.

Khi đó, khó khăn lớn nhất với anh là chưa biết gì về kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây có múi, đặc biệt là bưởi. “Hai vợ chồng cứ lọ mọ tự tìm hiểu, ở Miền Bắc cứ nghe nơi nào trồng bưởi, cam thành công là khăn gói đến học hỏi”, chủ vườn chia sẻ thêm. Khi mới chuyển đổi, công việc làm vườn cũng khó khăn, vất vả nhưng khi cây đã ổn định thì nhàn hơn hẳn trồng vải.

Ngoài vấn đề kỹ thuật, chi phí đầu tư ban đầu cũng là trở ngại không nhỏ cho anh Hữu và gia đình khi chuyển từ vải sang bưởi. May mắn cho anh là dù ban đầu có phản đối nhưng sau đó anh em trong dòng họ cũng chung sức, góp vốn và vay thêm khoảng 200 triệu đồng từ Ngân hàng NN-PTNT địa phương để làm.

Chia sẻ về bệnh vàng lá thối rễ đang tàn phá nhiều vùng trồng cây có múi quy mô như ở Hòa Bình, Hưng Yên và cả Bắc Giang, anh Hữu cho biết vườn bưởi gần 10 ha của anh chưa bị loại bệnh này tấn công.

“Ở Bắc Giang có nhiều vườn bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, đa số là ở những khu vực trũng hay sử dụng nhiều phân bón vô cơ. Vườn của tôi trồng trên địa hình đồi dốc và sử dụng phân hữu cơ ngay từ đầu nên vẫn an toàn”, tỷ phú trồng bưởi ở đất vải Lục Ngạn khẳng định.

Theo Tùng Đinh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay27,988
  • Tháng hiện tại295,611
  • Tổng lượt truy cập92,673,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây