Học tập đạo đức HCM

Nhân rộng mô hình chợ an toàn vệ sinh thực phẩm

Thứ ba - 22/09/2020 02:56
Thời gian qua, việc xây dựng và nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chợ đảm bảo thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.



Chợ Nông sản phường 5, thành phố Cà Mau được xây dựng đạt các tiêu chí theo quy định Tiêu chuẩn Việt Nam về chợ kinh doanh thực phẩm.
 

Là chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đầu tiên được xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, chợ Nông sản phường 5, thành phố Cà Mau được xây dựng đạt các tiêu chí theo quy định Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 11856:2017) về chợ kinh doanh thực phẩm. Chợ hiện có 60 tiểu thương với 87 quầy, sạp kinh doanh các ngành hàng thực phẩm như: thức ăn chín, rau củ, quả; thịt trâu, thịt bò, heo, thịt gà vịt; thủy hải sản (cá, tôm, mực, cua…). Tại khu vực chợ, các quầy, sạp đều được xây dựng bê tông, ốp gạch và bố trí theo quy cách thống nhất; công tác vệ sinh, thu gom rác được thực hiện thường xuyên tránh ô nhiễm môi trường. Khu vực chế biến, buôn bán thực phẩm được phân chia theo nhóm hàng riêng biệt, để ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã chế biến; thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Hiện nay, Ban Quản lý chợ thường xuyên quản lý, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng hàng hóa thực phẩm; kịp thời nhắc nhở các tiểu thương kinh doanh tại chợ cam kết thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm. Đa phần các mặt hàng đều có truy xuất nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, an toàn đến tay người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thanh Thảo - tiểu thương kinh doanh tại chợ Nông sản phường 5, thành phố Cà Mau - cho biết: “Quầy của tôi chủ yếu bán các loại thực phẩm bánh, chè, xôi… phục vụ ăn sáng. Tôi luôn tuân thủ quy tắc đảm bảo vệ sinh thực phẩm ngay từ khâu chế biến, thực phẩm đều tiêu thụ hết trong ngày không để qua đêm. Bán ở chợ an toàn thực phẩm thì trên hết người bán như tôi phải tạo được lòng tin cho người mua, vậy mới mong buôn bán lâu dài”.

Bà Trần Thị Hà, ngụ phường 5, thành phố Cà Mau cho biết: “Tôi thấy Chợ Nông sản phường 5 được bố trí khá là bài bản, sạch sẽ, thực phẩm ở đây cũng tươi ngon nên tôi thường đi mua thực phẩm ở đây. Nghe nói nhà nước đã đầu tư xây dựng chợ này thành chợ an toàn thực phẩm nên tôi cũng an tâm hơn về chất lượng”.
 



Khu vực chế biến, buôn bán thực phẩm được phân chia theo nhóm hàng riêng biệt, để ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 72 chợ, hệ thống mạng lưới chợ cơ bản được phân bổ, hợp lý, phù hợp với điều kiện tình hình của địa phương, đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh một số chợ được đầu tư xây dựng mới, hoặc sửa chữa nâng cấp thì vẫn còn tình trạng một số chợ hoạt động lâu năm, cơ sở vật chất xuống cấp, chưa đảm bảo về điều kiện an toàn thực phẩm.Trước thực tế trên, việc xây dựng và nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm gắn với công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ là mục tiêu nhiệm vụ lâu dài được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện.

Từ mô hình thí điểm chợ an toàn vệ sinh thực phẩm tại Chợ Nông sản phường 5, thành phố Cà Mau được triển khai năm 2018, đến nay, Sở Công Thương tỉnh đã nhân rộng được 03 chợ theo mô hình chợ thí điểm tại khu Chợ Nông sản thực phẩm thị trấn Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi) và chợ Định Bình, chợ Tắc Vân (thành phố Cà Mau). Với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau Dương Vũ Nam cho biết: “Hiện nay, nguồn kinh phí địa phương để đầu tư, cải tạo nâng cấp chợ còn hạn chế; công tác vận động xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn do việc đầu tư phát triển chợ đòi hỏi kinh phí lớn, thu hồi vốn chậm. Vì vậy, Sở Công Thương tỉnh kiến nghị bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia cho Cà Mau, để tỉnh tiếp tục xây dựng chợ đạt các tiêu chí về chợ kinh doanh thực phẩm. Ban hành các cơ chế chính sách để huy động, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng phát triển chợ. Đề xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh quy hoạch các vùng sản xuất, trồng trọt các sản phẩm rau màu, lúa, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học… đảm bảo nguồn hàng hóa chất lượng theo tiêu chuẩn an toàn cung cấp cho các chợ trên địa bàn tỉnh”.

Theo Trúc Đào/camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay28,136
  • Tháng hiện tại295,759
  • Tổng lượt truy cập92,673,423
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây