Những năm gần đây, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao được các địa phương tại Hà Nội chú trọng đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh Ngọc
Thực hiện 3 khâu đột phá lớn của Trung ương và thành phố, song song với tham mưu thành phố ban hành cơ chế, chính sách lĩnh vực ngành quản lý, từ đầu năm đến nay, Sở NNPTNT đã tập trung thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong đó, năm 2020, Sở được giao kế hoạch vốn đầu tư (đợt 1) gồm 2 dự án trọng điểm (dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì và cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố (trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) và 28 công trình xử lý cấp bách gần 1.173,9 tỷ đồng.
Cụ thể, dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì được bố trí vốn hơn 225,2 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020 là hơn 175,1 tỷ đồng; tổng kế hoạch vốn được bố trí cho dự án này là gần 400,4 tỷ đồng.
Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP.Hà Nội 360 tỷ đồng. Các dự án xử lý cấp bách được bố trí 413,5 tỷ đồng. 8 tháng của năm 2020, Sở NNPTNT đã giải ngân hơn 487,5 tỷ đồng (đạt 42% kế hoạch).
Cùng với đó, hoạt động khuyến nông, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm cũng được chú trọng. Năm 2020, Sở NNPTNT được phê duyệt gần 27,5 tỷ đồng cho công tác khuyến nông. 8 tháng của năm 2020, đã giải ngân gần 12,3 tỷ đồng (đạt 45% kế hoạch).
Về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, Sở tăng cường công tác quản lý 906 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản do cấp thành phố quản lý; thực hiện cấp 170 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện (an toàn thực phẩm; tổ chức ký cam kết được 181.875/198.108 cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản nhỏ lẻ (đạt 92%); tổ chức kiểm tra việc chấp hành ký cam kết đối với 16.217 cơ sở.
Cũng trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm, ngoài kiểm tra phát hiện 121 cơ sở vi phạm, xử lý vi phạm hành chính đối với 93 cơ sở, các đơn vị thuộc Sở NNPTNT đã tổ chức lấy 1.162 mẫu sản phẩm nông sản giám sát các chỉ tiêu an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố và các sản phẩm từ các tỉnh, thành phố, sản phẩm nhập khẩu lưu thông trên địa bàn.
Trong đó, 991 mẫu đã có kết quả phân tích, phát hiện 51 mẫu vi phạm… Sở cũng đã tiếp nhận 1.178 bản tự công bố chất lượng sản phẩm thuộc ngành quản lý; duy trì trên 5.000ha sản xuất rau an toàn, trên 1.300ha rau, quả, chè theo tiêu chuẩn VietGAP, 181ha nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, 88 cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAp, gần 40ha trồng trọt theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và 164 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
https://danviet.vn/ha-noi-tap-trung-thuc-hien-3-khau-dot-pha-lon-20200922162643705.htm
Theo Thanh Bình/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới