Học tập đạo đức HCM

Đồng Nai: Trồng dưa hấu leo giàn, trái treo lủng lẳng trong giỏ, ông nông dân này thu nửa tỷ mỗi năm

Thứ ba - 10/11/2020 01:34
Báo điện tử DANVIET.VN trải nghiệm cách trồng dưa hấu leo giàn kiểu lạ của ông nông dân Huỳnh Văn Hiệp, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Vườn dưa hấu leo giàn của cha con ông Hiệp không chỉ cho thu nửa tỷ mỗi năm mà thu hút nhiều khách tò mò tới xem bởi những trái dưa hấu treo lủng lẳng trong những cái giọ...

Vườn dưa hấu leo giàn, trái treo lủng lẳng đẹp hơn trên phim của cha con ông Hiệp là điểm đến của nhiều người dân muốn thưởng thức món dưa trồng theo cách "lạ".

Vườn dưa hấu leo giàn của nông dân Huỳnh Văn Hiệp nằm cạnh cầu Bến Lớn, thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). 

Dưa hấu leo giàn được trồng theo luống hình chữ U, 2 luống dưa hấu chạy song song áp sát vào nhau. Từng trái dưa hấu xinh xắn đẹp không tì vết được ông Hiệp chăm chút và đặt trong giỏ nhựa. Và cứ thế, những trái dưa hấu xếp xen kẽ liên tục nhau trong vườn y như dây bầu dây bí.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Văn Hiệp, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) kể vào năm 2013, ông tình cờ xem được mô hình trồng dưa hấu leo giàn trên mạng internet. Dưa hấu leo giàn trồng thử nghiệm ở miền Tây. Đó là mô hình giàn treo theo dạng chữ A và trái được cho nằm phía ngoài đón nắng đón gió.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 2.

Thấy mô hình trồng dưa hấu leo giàn rất hay nên ông Huỳnh Văn Hiệp, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đã quyết định dùng giống dưa đặt hàng ở tận An Giang, với tên gọi là Phù Đổng WD1317 trồng thử 100 gốc.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 3.

Giàn treo dưa hấu được ông thiết kế dạng đứng. Khi dưa hấu đến tuổi thu hoạch, ông không bán mà để cho gia đình và biếu tặng hàng xóm ăn thử đều được khen thơm, ngon, ngọt.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 4.

Trước phản ứng tích cực từ mọi người, ông Huỳnh Văn Hiệp, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đã quyết định đầu tư trồng thêm 500 gốc dưa hấu leo giàn và thay đổi thiết kế giàn treo theo hình chữ U. Trái dưa hấu leo giàn được ông để phía trong để tránh ánh nắng mặt trời.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 5.

Ông Hiệp nói: "Trồng dưa hấu leo giàn rất vất vả, vốn đầu tư ban đầu bao gồm các chi phí như cây trụ, lưới, bạt phủ bên dưới, hạt giống, phân bón, giỏ nhựa...dao động khoảng 1,5 triệu đồng/100 gốc dưa. Hiện cả tôi và con trai trồng 2 vườn dưa thì mỗi vụ cũng giao động từ 3.500 gốc - 4.000 gốc.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 6.

Thu hoạch ước tính của cả 2 vườn dưa hấu leo giàn gồm ở nhà và ở rẫy là khoảng 11 - 12 tấn dưa/vụ, cho ra thu nhập khoảng 120 triệu - 130 triệu đồng/vụ. Nhìn nghĩ đơn giản vậy nhưng để trồng được dưa hấu leo giàn lại rất phức tạp và tốn nhiều công sức. "Hơn nữa mô hình này lũ lụt, ngập úng cũng hạn chế bị thiệt hại, có lợi cho nông dân...", ông Huỳnh Văn Hiệp, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) nói.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 7.

Theo ông Hiệp, để trồng dưa hấu leo giàn, trước tiên là khâu xử lý đất, phải cày xới và phơi trong 1 tuần, sau đó rải phân đều và tiếp tục trộn bằng máy, tiến hành làm giàn lưới và xới tạo liếp rồi trùm màn phủ. Song song với các công đoạn này, tiến hành gieo hạt trong khay theo số gốc tạo ngoài giàn. Đúng 1 tuần thì gieo hạt dưa hấu.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 8.

Khi dây dưa hấu bắt đầu phát triển bám vào giàn, mới tiến hành sửa từng dây để dưa mọc hướng lên theo ý muốn. Và dưa vừa lên được 6 - 7 lá là thời điểm cần phải chăm sóc kỹ nhất. Nếu trời mưa, phải tiến hành rửa ngọn từng cây để tránh hư úng".

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 9.

Mỗi quả dưa hấu khi đủ tuổi sẽ nặng từ 2,5 - 3kg, nên ông Hiệp, Huỳnh Văn Hiệp, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đã đan giỏ nhựa để đỡ từng quả dưa.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 10.

Còn phân bón, ông Hiệp cũng phải lựa chọn rất kỹ. Chủ yếu sử dụng phân tự làm được trộn từ cá ngâm với phân ure, theo tỷ lệ 40 kg cá trộn với 1kg phân ure. Bên cạnh đó có sử dụng phân gà để ủ dưới đất. Khi dưa được 30 ngày thì tiến hành tưới phân cá cho dưa kết hợp với phân kali , nhưng được pha rất loãng, cứ 300 lít nước pha với 2,5kg phân kali.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 11.

Không những vậy vườn dưa được ông Hiệp, Huỳnh Văn Hiệp, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) chăm sóc rất đặc biệt. Mỗi ngày ông sẽ tưới nước cho dưa 5 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút để dưa không bị héo khi thời tiết nắng nóng.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 12.

Để trồng được giống dưa hấu leo giàn ngon, đạt chất lượng; đòi hỏi phải là vùng đất khô thoáng, ưa đất đen, dẻo.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 12.

Sở dĩ ông Hiệp trồng được dưa hấu leo giàn là nhờ tận dụng đất ruộng bồi đắp lên nên mới tạo ra được loại đất phù hợp để trồng dưa hấu. Theo ông Hiệp, mỗi vụ dưa hấu từ khâu gieo trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 65 - 70 ngày. Những trái nào không bán kịp vẫn được ông để trên giàn và phục vụ khách ăn tại chỗ, không tính phí.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 13.

Đặc biệt, dưa hấu leo giàn có thể trồng được quanh năm, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 14.

Giá dưa hấu được ông bán cao hơn thị trường từ 6 - 7.000 đồng/kg có khi gấp đôi giá thị trường nhưng vẫn không đủ bán cho khách.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 16.

Dưa hấu loại 1, có trọng lượng từ 2,5 - 3,5kg có giá bán là 20.000 đồng - 25.000 đồng/kg; dưa hấu loại 2, có trọng lượng dưới 2,5kg được ông bán giá 15.000 đồng/kg. Khách của ông Hiệp chủ yếu ở khu vực các huyện, thành phố Nhơn Trạch, Long Thành, TP Biên Hòa và TP Hồ Chí Minh nhưng hầu như khách đến vườn thưởng thức sau đó mua về.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 16.

Nhờ vậy 2 vườn của gia đình ông Hiệp trồng được khoảng 6 vụ trong 1 năm tạo thu nhập gần nửa tỷ đồng cho cả gia đình mỗi năm.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 17.

Anh Nguyễn Văn Vinh, khách mua dưa hấu thường xuyên của ông Hiệp nói rằng, anh rất an tâm khi mua dưa của ông Hiệp trồng vì dưa sạch. Khi mua dưa, anh được chứng kiến quy trình trồng dưa của ông Hiệp và thấy ông sử dụng toàn những thứ không gây hại. Do đó mỗi vụ thu hoạch dưa hấu anh Vinh đều đưa gia đình đến vườn ông Hiệp để chơi và mua dưa về biếu cho người thân.

Trồng dưa hấu kiểu lạ, khách chỉ đến ăn tại vườn thu nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 18.

Ông Bùi Phước Đức - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nói rằng: Mô hình trồng dưa hấu leo giàn của nông dân Hiệp là mô hình mới, đặc biệt tại địa phương. Mô hình này đảm bảo trồng dưa mùa nắng hay mưa dưa đều phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, dưa sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật....

Dưa hấu của anh Hiệp bán ra thị trường được khoảng 25.000 đồng/kg còn dưa hấu thường có lúc chỉ ở mức dưới 10.000 đồng/kg. Với 1000m2 dưa, mỗi vụ anh Hiệp thu về được khoảng 25 triệu đồng, giải quyết được 2-3 công lao động.

Chúng tôi rất muốn nhân rộng mô hình trồng dưa hấu leo giàn này. Nhưng do mô hình đòi hỏi sự cần cù, chịu khó cao, công chăm sóc nhiều, nên người dân vẫn chưa chuộng. Qũy Hỗ trợ nông dân vẫn muốn người dân đầu tư mô hình trồng dưa lưới leo giàn này và hỗ trợ đến mức tối đa nhất", ông Bùi Phước Đức - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.

https://danviet.vn/dong-nai-trong-dua-hau-leo-gian-trai-treo-lung-lang-trong-gio-ong-nong-dan-nay-thu-nua-ty-moi-nam-20201109090556453.htm

Theo Nha Mẫn/danviet.vn




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại302,096
  • Tổng lượt truy cập92,679,760
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây