Học tập đạo đức HCM

Kiên Giang: Nông trang đẹp như tranh thủy mặc giữa thời hạn mặn

Thứ ba - 14/04/2020 20:16
Từ vùng đất cằn cỏi, kém phát triển, ông Danh Hóa (ngụ ấp Phước Lợi xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đã không ngại khó khăn, gian khổ từng bước cải tạo vườn tạp thành mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) mang về thu nhập gần 150 triệu đồng/năm.

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình sản xuất của gia đình, ông Hoá cho biết sau gần 20 năm vất vả, đến nay gia đình thu nhập ổn định từ mô hình VAC.

Ông Hóa kể: “Khi mới lập gia đình, nhà chỉ có vài công đất, phải làm lụng vất vả lắm gia đình mới dành dụm mua được 17 công đất sản xuất lúa. Nhưng việc sản xuất lúa bấp bênh do giá cả và chi phí sản xuất ngày càng cao, nên kinh tế luôn thiếu trước hụt sau”.

 kien giang: nong trang dep nhu tranh thuy mac giua thoi han man hinh anh 1

 kien giang: nong trang dep nhu tranh thuy mac giua thoi han man hinh anh 2

Nhờ sự cần cù, chịu khó, ông Hóa xây dựng mô hình VAC khép kín, cho thu nhập cao. Ảnh: T.T.

Để có được mô hình VAC như ngày hôm nay, những ngày đầu gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. Vào năm 2000 khi chưa có kinh nghiệm nuôi heo, gia đình ông mua 2 con heo về nuôi thì bị bệnh và chết hết. Sau nhiều lần tham quan học hỏi, ông quyết định lên liếp 4.000m2 đất quanh nhà để phát triển mô hình vườn ao chuồng.

Khi đã có kinh nghiệm ông Hóa mở rộng chuồng heo và nuôi thêm 5 con heo sinh sản, heo lớn nhanh và sinh thêm 30 con heo con. Dưới ao ông nuôi các loài cá chép, cá trôi, tai tượng, mè, trắm, trê. Ông còn thả gà quanh vườn, dùng phân gà sau khi ủ để làm phân bón các loại rau màu. Tất cả gắn với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” đã phát huy hiệu quả kinh tế.

 kien giang: nong trang dep nhu tranh thuy mac giua thoi han man hinh anh 3

Ông Danh Hóa đang cho heo ăn. Ảnh: T.T.

Hiện đàn heo của ông Hóa luôn khỏe mạnh nhờ tiêm phòng thường xuyên,vào đợt dịch tả heo Châu Phi bùng phát vào tháng 5/2019 vừa qua, đàn heo của gia đình ông không bị ảnh hưởng và vẫn khỏe mạnh. Theo tính toán khi xuất bán đàn heo này, gia đình ông thu được hơn 50 triệu đồng.

Ngoài ra, ông Hóa còn mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống phun tưới nước tự động cho vườn hẹ có diện tích khoảng 100m2. Theo ông Hóa, khi lắp đặt hệ thống tưới tự động, ông tiết kiệm được chi phí nhiều lần so với cách làm thông thường.

Đồng thời, còn giúp tiết kiệm thời gian lao động, giữ độ ẩm cho đất, giúp cây hẹ phát triển nhanh. Mỗi ngày ông cắt hơn 20kg, với giá bán 15.000 đồng/kg, thu về trên 300.000 đồng/ngày. Xung quanh nhà, ông còn trồng thêm các loại cây ăn trái như dừa, ổi... cho thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng.

 kien giang: nong trang dep nhu tranh thuy mac giua thoi han man hinh anh 4

Trên diện tích bờ ao ông trồng thêm các loại cây ăn trái thu nhập hàng tháng từ 2-3 triệu đồng. Ảnh: T.T.

Ngoài nỗ lực tự thân, dám nghĩ dám làm, ông Hóa được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn, được Hội Nông dân địa phương tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Từ các lớp trồng lúa, trồng các loại màu cho đến các lớp về chăn nuôi heo, gà, phòng bệnh trên cây trồng, vật nuôi, ông đều tích cực tham gia rồi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

 kien giang: nong trang dep nhu tranh thuy mac giua thoi han man hinh anh 5

Hệ thống tưới nước tự động cho hẹ giúp tiết kiệm được chi phí nhiều lần so với tưới nước thông thường. Ảnh: T.T.

Từ mô hình VAC, ông có tích lũy rồi xây cất nhà cửa khang trang và có tiền cho các con ăn học đến nơi đến chốn. “Mô hình VAC luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu khai thác tốt. Nhờ chính mô hình này mà đời sống gia đình tôi được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, mô hình VAC còn tạo nên vòng tròn sản xuất khép kín, không gây ô nhiễm môi trường” - ông Hóa bộc bạch.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Út Hậu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mong Thọ B, cho biết: “Bằng ý chí và nghị lực vươn lên làm giàu, mô hình VAC của ông Danh Hóa được chính quyền xã đánh giá là một trong những mô hình phát triển kinh tế điển hình. Đây là hướng đi phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp như hiện nay. Về phía Hội nông dân, hằng năm đều phối hợp tổ kinh tế kỹ thuật mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân”.

http://danviet.vn/nha-nong/kien-giang-nong-trang-dep-nhu-tranh-thuy-mac-giua-thoi-han-man-1079099.html

Theo Thiên Thiên - Chúc Ly/danviet.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay28,718
  • Tháng hiện tại941,264
  • Tổng lượt truy cập93,318,928
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây