Ông Đào Trọng Nghĩa giới thiệu mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình.
Vốn có lợi thế về 20ha rừng của gia đình, hằng năm cây rừng và hoa rừng nở nhiều, là nguồn thức ăn lý tưởng cho ong; vị trí khu rừng lại khá tách biệt, ít có tác động đến đàn ong, nên ông Nghĩa có cơ sở để phát triển đàn ong theo từng năm. Ông Nghĩa cho biết: Nếu mưa nhiều sẽ làm giảm số lượng hoa và phấn hoa, đồng nghĩa với giảm lượng thức ăn tự nhiên và quy trình tạo mật tự nhiên của con ong. Nắm bắt được yếu tố này, ông đã chủ động điều chỉnh chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho đàn ong. Nhờ vậy mà sản lượng, chất lượng mật ong luôn đảm bảo.
Nhận thấy khâu liên kết sản xuất, quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch rất quan trọng, quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của mô hình sản xuất, từ năm 2017, ông Nghĩa đã phối hợp với 7 hộ nuôi ong khác trong khu vực thành lập HTX Khai thác, chế biến mật ong Tiên Yên, với mục tiêu chuyển giao quy trình làm mật ong chuẩn và nâng cao số lượng sản phẩm mật, đáp ứng các kênh thương mại chuyên nghiệp. Ông đưa sản phẩm mật ong của HTX dự thi chấm sao sản phẩm OCOP của tỉnh, chính thức nằm trong danh mục sản phẩm OCOP Quảng Ninh. Năm 2018 sản phẩm mật ong của HTX đạt 3 sao, đang được thẩm định đạt 4 sao.
Ông Đào Trọng Nghĩa (ngoài cùng bên phải) trao đổi với cán bộ HND huyện về mô hình nuôi trồng trùng thảo.
Trở thành sản phẩm OCOP, mật ong Tiên Yên của HTX có cơ hội tham gia các hội chợ thương mại. Bên cạnh đó, anh Đào Trọng Nghĩa và thành viên trong HTX, bằng nhiều kênh đã quảng bá rất tích cực cho sản phẩm. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên của HTX có mặt ở nhiều trung tâm thương mại uy tín của tỉnh cũng như miền Bắc. Doanh thu hằng năm của HTX khoảng 1 tỷ đồng, trong đó riêng doanh thu của ông Nghĩa trên 500 triệu đồng.
Năm 2020, ông Nghĩa mạnh dạn đầu tư hơn 500 triệu đồng để thử nghiệm công nghệ nuôi trồng giống trùng thảo nằm trong danh mục đông trùng hạ thảo. Ông cho biết: Trùng thảo là đối tượng nuôi trồng mới, rất có giá trị. Công nghệ, quy trình nuôi cần được chuyển giao từ đối tác, thị trường để tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch không đơn giản. Tuy nhiên nếu dám làm và có hướng đi phù hợp, nuôi trồng trùng thảo chắc chắn sẽ mang lại giá trị kinh tế cao.
Sau những khó khăn ban đầu, từ đầu năm đến nay, mô hình nuôi trồng trùng thảo của ông Nghĩa đã cho ra sản phẩm, giá bán 10 triệu đồng/kg tươi, 20 triệu đồng/kg khô. Từ thành công này, ông Nghĩa càng có niềm tin để mở rộng mô hình, đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm trùng thảo chất lượng cao.
Theo Việt Hoa/quangninh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã