Học tập đạo đức HCM

Nơi 'trời phú' phát triển cây dược liệu

Thứ tư - 11/08/2021 01:33
Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, Lâm Đồng là địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu, cho giá trị kinh tế vượt trội so với cây trồng khác.

Vùng đất giàu tiềm năng

Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh về phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, tổng diện tích sản xuất cây dược liệu tại Lâm Đồng khoảng 332 ha, với tổng sản lượng khoảng 9.500 tấn/năm. Khoảng 263 ha cây dược liệu được trồng trên đất nông nghiệp, 68 ha trồng dưới tán rừng.

Tại Lâm Đồng, cây dược liệu được người dân đưa vào sản xuất từ lâu đời như actiso, diệp hạ châu, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, đảng sâm, trà hoa vàng, tam thất… Vùng sản xuất tập trung chủ yếu tại Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông, Cát Tiên, Di Linh.

Mô hình nấm linh chi đỏ của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung ở Thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh Hậu.

Mô hình nấm linh chi đỏ của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung ở Thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh Hậu.

Tại Thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung đang phát triển ổn định với mô hình trồng nấm linh chi đỏ Đà Lạt với quy mô nhà nấm rộng 72 m2. Theo chủ cơ sở, gia đình trồng nấm linh chi nhiều năm trước và đến năm 2020 thì tập trung phát triển theo hướng áp dụng công nghệ IoT (kết nối vạn vật) vào sản xuất. Đến nay, mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao.   

Nhờ chăm sóc tốt nên nấm linh chi đỏ sinh trưởng và phát triển mạnh. Tỉ lệ phôi ra nấm lên đến 90%. Về quy trình, chủ cơ sở thổ lộ: Thời gian từ khi treo nấm đến thu hoạch khoảng 105 ngày, còn thời gian từ cấy meo đến thu hoạch là khoảng 120 ngày.

Nấm linh chi đỏ gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung sản xuất có chất lượng cao, sản phẩm đẹp với tai nấm đều, màu vàng nhạt và đạt trọng lượng từ 12 - 15 gram/tai. Trọng lượng nấm khô trên mỗi bịch phôi nấm đạt từ 24 - 30 gram, cứ 3 kg nấm tươi thì được 1 kg nấm khô.

Hiện nay, năng suất nấm tươi của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung đạt 750 kg/10.000 phôi; năng suất nấm khô đạt 250 kg/10.000 phôi/nhà nấm. Mô hình nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ IoT đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao hơn so với các mô hình thông thường khoảng 4,5%. Tuy nhiên, công nghệ này giúp năng suất được cải thiện, cao hơn mô hình thường khoảng 8%.

Với giá bán khoảng 450.000 đồng/kg, mỗi tháng, mô hình nấm linh chi đỏ trên diện tích 72 m2 cho gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung lãi ròng khoảng 5 triệu đồng.

Lâm Đồng là địa phương được thiên nhiên ưu đãi cho việc phát triển cây dược liệu. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng là địa phương được thiên nhiên ưu đãi cho việc phát triển cây dược liệu. Ảnh: Minh Hậu.

Ngoài nấm linh chi, cây actiso ở Lâm Đồng cũng là cây dược liệu được phát triển phổ biến và tập trung nhiều ở thành phố Đà Lạt. Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, tổng diện tích actiso ở địa phương khoảng 162 ha với sản lượng đạt trên 8 nghìn tấn.

Cây phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng và cho giá trị kinh tế cao nên thời gian qua, nhiều hộ dân ở các huyện lân cận Đà Lạt như Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh cũng trồng thử nghiệm. Đặc biệt, tại huyện Lạc Dương, việc phát triển actiso mang lại lợi nhuận cao và đã hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất. Đến nay, tại huyện này có khoảng hàng chục hộ dân liên kết với Công ty Ladophar phát triển hàng chục ha actiso và dự kiến đến năm 2025 diện tích này đạt 100 ha.

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, cây dược liệu tại địa phương có nhiều loại đặc hữu, có giá trị kinh tế cao và hiện đang được nhân giống như lan gấm, sâm ngọc linh, thất diệp nhất chi hoa, hoàng liên ô rô, thạch tùng răng cưa, tam thất, trà hoa vàng. Một số loại có lợi thế cạnh tranh cao như sâm ngọc linh, thạch tùng răng cưa, lan thạch hộc tía.

“Sâm ngọc linh sản xuất trong thực tế không nhiều nhưng tại Đà Lạt đã thành công trong việc nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô. Cây thạch tùng răng cưa ngày càng quý hiếm và ở Lâm Đồng thì mọc chỉ mọc ở vùng rừng Bidoup – Núi Bà”, ông Nguyễn Văn Diện, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho hay.

Ông Nguyễn Văn Diện, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng có tiềm năng lớn về sản xuất cây dược liệu với đa chủng loại. Đặc biệt là phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Tuy nhiên, để các mô hình thực sự hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập cho người dân thì khâu quan trọng nhất vẫn là tổ chức được các chuỗi liên kết và thúc đẩy được thị trường.

Cũng theo ông Diện, cây dược liệu cho giá trị kinh tế cao nhưng đây lại là lĩnh vực khá mới nên người dân còn bỡ ngỡ, chưa dám thực hiện nhiều. Do vậy, cần phải có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để họ có điều kiện tiếp cận và phát triển.

Vượt trội về giá trị kinh tế

Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có tiềm năng để phát triển nuôi trồng nhiều loại cây dược liệu quý, hiếm, giá trị kinh tế cao. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ dược liệu trong nước và trên thế giới được đánh giá là rất lớn và ngày càng được mở rộng nên đây cũng là cơ hội lớn.

Sản xuất đồng trùng hạ thảo tại Lâm Đồng cũng đã bước đầu hình thành, phát triển tốt. Ảnh: ĐL. 

Sản xuất đồng trùng hạ thảo tại Lâm Đồng cũng đã bước đầu hình thành, phát triển tốt. Ảnh: ĐL. 

Khí hậu của Lâm Đồng chia thành 3 vùng gồm độ cao dưới 500m, từ 500 - 1.000 m và trên 1.000 m so với mực nước biển. Ở mỗi vùng này, đều phù hợp với phát triển một số loại dược liệu khác nhau. Từ đây tạo nên sự phong phú, đa dạng cho sản phẩm của địa phương. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên rừng Lâm Đồng cũng rất phong phú với 513 nghìn ha đất có rừng. Đây là tiềm năng phát triển các loại cây trồng xen dưới tán rừng.

Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đang nghiên cứu và phát triển trồng xen dưới tán rừng đối với các loại cây dược liệu khai thác tự nhiên. Trong đó bao gồm sâm Panax sp phân bố tại các khu rừng ở huyện miền núi Đam Rông; hà thủ ô ở huyện Đức Trọng, Đơn Dương; huyết đằng ở Cát Tiên, cẩu tích ở Biduop – Núi Bà; xáo tam phân ở Đà Lạt, Lạc Dương...

Một số loại khác như trà hoa vàng, chè dây leo, sa nhân, nghệ đen, sâm cau… phù hợp với mô hình xen dưới tán rừng. Đối với các loại dược liệu này, một số doanh nghiệp, đơn vị đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 59 doanh nghiệp thu mua các sản phẩm từ cây dược liệu để sơ chế, chế biến với tổng sản lượng trên 7 nghìn tấn. Trong đó nhiều nhất là tiêu thụ actiso với khoảng 45 doanh nghiệp, đơn vị thu mua, tiếp đến là đông trùng hạ thảo 15 doanh nghiệp và nấm linh chi 10 doanh nghiệp thu mua.

Các mô hình phát triển cây actiso tại Lâm Đồng cho lợi nhuận lên đến 500 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Minh Hậu.

Các mô hình phát triển cây actiso tại Lâm Đồng cho lợi nhuận lên đến 500 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Minh Hậu.

Về hiệu quả kinh tế, việc sản xuất cây dược liệu như actiso, đảng sâm, đương quy… so với các cây trồng như cà rốt, cải bắp, xà lách, cà phê… thì giá trị kinh tế cao hơn, giúp người dân cải thiện nguồn thu nhập.

Một cán bộ nông nghiệp so sánh, trên cùng đơn vị diện tích, việc phát triển actiso có thể đạt lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha/năm và mức này cao hơn hơn 190 triệu đồng so với lợi nhuận trồng cà rốt, cao hơn 400 triệu đồng so với trồng cải bắp.

Tương tự, nấm linh chi cho lợi nhuận 665 triệu đồng/ha/năm, cây đương quy lợi nhuận 400 triệu đồng/ha/năm, cây đảng sâm cũng cho lợi nhuận lên đến 329 triệu đồng/ha/năm.

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, khó khăn hiện nay ở địa phương trong phát triển cây dược liệu chính là chưa có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống dược liệu tập trung. Một số giống không chủ động được nguồn và phải nhập khẩu từ nước ngoài hoặc di thực từ các tỉnh thành khác về.

Việc sản xuất hiện nay vẫn còn quy mô nhỏ, phân tán, chưa phát triển được vùng theo quy hoạch. Các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu hiện còn thiếu bền vững. Thời gian qua, việc thu mua đa phần thông qua hệ thống thu gom của tư thương nên giá sản phẩm không ổn định, sản phẩm khi thu mua chưa quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng.

https://nongsanviet.nongnghiep.vn/noi-troi-phu-phat-trien-cay-duoc-lieu-d299674.html
Theo Minh Hậu - Đăng Lâm/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,127,077
  • Tổng lượt truy cập92,300,806
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây