Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi gia cầm: Liên kết giảm rủi ro

Thứ ba - 30/11/2021 10:16
Trong những năm gần đây, việc chăn nuôi gia cầm ở nước ta bỗng trở thành nghề nuôi đầy “may rủi”. Nguyên nhân từ sự trồi sụt thất thường của thị trường. Ðiều này khiến không ít nông hộ, trang trại quy mô nhỏ trắng tay khi gia cầm và sản phẩm gia cầm mất giá trầm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nuôi “sống khỏe” từ vụ này qua vụ khác. Bí quyết chỉ bằng hai từ “liên kết”.

Liên kết ngày càng nhiều

Việc thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay khá phổ biến với hầu hết các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Ðiều này đã giúp cho không ít nông dân thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá” như một điệp khúc lặp lại nhiều năm nay. Với chăn nuôi gia cầm, việc thực hiện liên kết theo chuỗi đang trở thành giải pháp hữu hiệu để ngăn sự đổ vỡ lớn về sản xuất dưới tác động của đại dịch COVID-19 và sự tấn công ồ ạt của thịt ngoại.

Ðiển hình là tại Thái Bình, việc liên kết trong chăn nuôi gia cầm mấy năm nay đã thực sự mang lại hiệu quả lớn. Cụ thể, trước những biến động của thị trường, nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm, nhiều cơ sở sản xuất giống gia cầm trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn, thậm chí phải dừng sản xuất, nhưng thành viên trong Tổ hợp tác Thoa Tuyết, xã Thụy Việt, huyện Thái Thụy vẫn sản xuất ổn định, có lãi. Tổ hợp tác Thoa Tuyết được thành lập từ 3 năm trước, hiện vẫn duy trì 18 thành viên. Các thành viên trong Tổ hợp tác nuôi gà ri lai đẻ, quy mô từ vài nghìn trở lên.

Hay tại xã Ðỗ Sơn, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, đến nay cũng có hàng chục hộ nuôi gà tự tập hợp lại với nhau. Việc liên kết theo chuỗi từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đến quy trình kỹ thuật đã giúp ổn định giá thành đầu ra, các thành viên đều có lãi.

chan nuoi gia cam(3)

Chuỗi liên kết giúp các hộ chăn nuôi duy trì được giá bán tốt - Ảnh: Mai Chiến

Tại tỉnh Thanh Hóa, thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh và nỗ lực của các doanh nghiệp, đã hình thành được nhiều chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ trong chăn nuôi gia cầm, như: Chuỗi liên kết chăn nuôi gà gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm của các địa phương với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần; Hay Công ty CP Dịch vụ Nông nghiệp Happy Farm Việt Nam với chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cùng 50 trang trại chăn nuôi gà thả vườn, quy mô 150.000 con gà thương phẩm/lứa… Ngành nông nghiệp Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025, có 50% tổng đàn gia cầm được các tập đoàn, doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

 

Cơ sở đảm bảo lợi nhuận

Việc liên kết không những tạo “sức mạnh cho các hộ chăn nuôi mà còn giúp họ duy trì được giá bán tốt, đảm bảo lợi nhuận mỗi vụ. Như với Tổ hợp tác Thoa Tuyết, vừa qua, khi ngoài thị trường giá bán trứng gia cầm giảm mạnh dưới 2.000 đồng/quả thì Tổ hợp tác vẫn thu mua cho thành viên ổn định mức 3.000 đồng/quả. Hiện, 27 máy ấp trứng của Tổ hợp tác vẫn duy trì hoạt động, cung cấp ra thị trường trung bình 1 vạn con giống/ngày.

Tại Hà Nội, nhiều mô hình liên kết trong chăn nuôi gà cũng phát huy tối đa hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Dũng, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên cho biết, vừa qua, khi thị trường tự do “định” giá vịt thịt là 30.000 - 32.000 đồng/kg, thì trang trại của ông vẫn được Công ty TNHH Thực phẩm sạch Organic Green thu mua ở mức 50.000 đồng/kg do liên kết được bao tiêu sản phẩm. Còn những tháng đầu năm nay, có thời điểm giá gà ta thả vườn ở các nơi giảm còn 60.000 - 70.000 đồng/kg, thậm chí thấp hơn nhưng các trang trại liên kết ở đây vẫn bán giá 90.000 đồng/kg...

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, khẳng định, nếu nông dân sản xuất theo nhu cầu thị trường và liên kết chuỗi với doanh nghiệp thì giá tiêu thụ luôn ổn định và ít chịu tác động bởi rủi ro đến từ thiên tai, dịch bệnh hay yếu tố thời vụ. Mặt khác, việc phát triển các chuỗi gia cầm an toàn sẽ tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng, giúp giá tăng 10 - 15% so với sản phẩm chăn nuôi ngoài chuỗi.

 

Thay đổi tư duy để bền vững

Sau nhiều năm mô hình liên kết ra đời, người chăn nuôi gia cầm được hưởng lợi ích khá lớn, thế nhưng trên thực tế việc liên kết không dễ triển khai và chưa thực sự bền vững.

Chia sẻ điều này, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm an toàn Tâm Thành, Hà Nội cho biết, nhiều người chăn nuôi vẫn thích bán gia cầm theo giá thị trường hơn là ký kết một mức giá cố định với doanh nghiệp. Nhiều người quan niệm, dù phải đối mặt với rủi ro nhưng nếu may mắn thì lợi nhuận sẽ cao.

nuôi gà bằng thảo dược saschi

Liên kết chăn nuôi gia cầm sẽ giúp nông dân giảm thiểu được rủi ro - ảnh: Saschi

Còn dưới góc nhìn của nhà quản lý, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, sự lỏng lẻo của mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà phân phối trong sản xuất, tiêu thụ gia cầm hiện nay là do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ (tại Hà Nội vẫn chiếm tới 60%). Ðiều này khiến doanh nghiệp chế biến, phân phối hoặc bao tiêu sản phẩm khó có thể ký kết hợp đồng đơn lẻ với hàng trăm hộ nông dân có quy mô và phương pháp chăn nuôi khác nhau...

Chăn nuôi nhỏ lẻ theo kiểu mạnh ai nấy làm cũng khiến cho chăn nuôi gia cầm luôn phát triển thiếu ổn định, người nuôi “lao đao” khi thị trường biến động. Ðể xóa bỏ được, ông Tạ Văn Tường cho rằng, chỉ khi nào nông dân liên kết theo chuỗi với doanh nghiệp thì mới hạn chế được rủi ro. Hơn nữa, “về lâu dài, để giải quyết căn cơ bất cập trong chăn nuôi gia cầm, người dân cần phải đổi mới phương thức sản xuất theo hướng gắn với nhu cầu thị trường, tham gia liên kết chuỗi’, ông Tạ Văn Tường cho biết thêm.

>> Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Ðức Tiến: “Ngành chăn nuôi nói chung, gia cầm nói riêng phải tổ chức thành chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ. Ðây là đòi hỏi trước mắt và lâu dài để chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng. Nếu để sản xuất nhỏ lẻ sẽ không chỉ rất khó đảm bảo về tiêu thụ mà kể cả phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học”.

Theo Bảo Hân/nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại788,577
  • Tổng lượt truy cập91,962,306
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây