Học tập đạo đức HCM

Agribank Hà Tĩnh “bơm vốn” cho mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Thứ ba - 24/08/2021 03:15
Với sứ mệnh đồng hành cùng “tam nông”, Agribank chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp vốn để hình thành nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Từ chỗ đầm lầy hoang sơ, sau 28 năm cải tạo, đầu tư, đến nay, HTX Nga Hải (thôn Thuận Mỹ, xã Xuân Mỹ, Nghi Xuân) đã sở hữu mô hình nông nghiệp công nghệ cao đáng mơ ước.

140d5100611t47630l0

Lãnh đạo Agribank chi nhánh Nghi Xuân kiểm tra mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của HTX Nga Hải.

HTX liên kết với Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam nuôi lợn và gà thương phẩm với tổng mức đầu tư trên 8 tỷ đồng. Với hệ thống chuồng nuôi được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, HTX đang nuôi liên kết 2.000 con lợn thương phẩm/lứa. Ngoài ra, HTX cũng đang sở hữu mô hình chăn nuôi gà liên kết lớn với quy mô 20.000 con/lứa.

Là đơn vị tiên phong trồng dưa lưới trong nhà màng ở Hà Tĩnh, HTX Nga Hải đã thuê chuyên gia nông nghiệp Israel trực tiếp chuyển giao công nghệ. Sau thành công ở lứa dưa lưới đầu tiên vào năm 2018, đến nay, HTX đã đầu tư 4 nhà màng khép kín với tổng diện tích 5.000 m2. Mỗi năm, đơn vị trồng 3 lứa, sản lượng đạt từ 10-12 tấn/lứa, thu lãi khoảng 480 triệu đồng/năm.

140d5100627t60681l0

Được ngân hàng tiếp vốn, HTX Nga Hải đang đầu tư hạ tầng gắn với hình thức du lịch trải nghiệm sinh thái.

Ông Lê Văn Bình – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nga Hải nhớ lại: “Từ năm 1993, tôi đã được Agribank chi nhánh huyện Nghi Xuân cho vay 100 triệu đồng thực hiện ước mơ làm nông nghiệp. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần HTX đầu tư sản xuất kinh doanh là đều có sự hỗ trợ kịp thời của Agribank.

Hiện nay, HTX còn dư nợ gần 6 tỷ đồng. Ngoài linh hoạt về thủ tục, Agribank chi nhánh huyện Nghi Xuân đang hỗ trợ giảm 10% lãi suất cho vay so với lãi suất khi vay. Được ngân hàng tiếp vốn, chúng tôi đang đầu tư thêm chuồng trại, nâng quy mô nuôi lợn liên kết lên 2.500 con/lứa và nâng cấp hạ tầng gắn với hình thức du lịch trải nghiệm sinh thái”.

Tại Nghi Xuân, Agribank luôn ưu đãi nguồn vốn cho các mô hình nông nghiệp đầu tư theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Ông Bùi Quang Thái – Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Nghi Xuân thông tin: “Tính đến thời điểm này, 90% dư nợ của chi nhánh là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, chi nhánh luôn quan tâm tiếp vốn để hình thành các mô hình nông nghiệp dựa trên tiềm năng, thế mạnh như: chăn nuôi lợn, gà liên kết; trồng hoa, trồng dưa lưới trong nhà màng; chế biến thủy hải sản, đầu tư hạ tầng đánh bắt thủy hải sản… Không chỉ hỗ trợ vốn kịp thời, ngân hàng còn chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ về lãi suất theo quy định”.

140d5100643t94916l0

Lãnh đạo Agribank chi nhánh Can Lộc kiểm tra mô hình nuôi gà công nghệ cao của anh Nguyễn Huy Phố (xã Thượng Lộc).

Sau nhiều năm nuôi gà nhỏ lẻ, anh Nguyễn Huy Phố (thôn Thanh Mỹ, xã Thượng Lộc, Can Lộc) “vỡ vạc” rằng, chỉ có đầu tư nông nghiệp quy mô hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới hạn chế rủi ro, nâng cao giá trị sản phẩm. Tư duy đó là động lực để tháng 11/2020, gia đình anh quyết tâm đầu tư 1,5 tỷ đồng cải tạo đất đai, xây dựng chuồng trại nuôi gà khép kín liên kết, quy mô 14.000 – 16.000 con/lứa với hệ thống hạ tầng tự động hóa.

Anh Phố phấn khởi: “Ý tưởng chăn nuôi gà hàng hóa đã được Agribank chi nhánh huyện Can Lộc tiếp sức với thủ tục vay vốn và quá trình giải ngân nhanh chóng. Lứa thứ nhất, quy mô 14.000 con đã thành công, trừ chi phí chúng tôi lãi 170 triệu đồng. Hiện nay, gia đình đang thả nuôi 13.000 con đã gần 1 tháng tuổi".

Tương tự, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của HTX Thương mại và dịch vụ cây trồng Đồng Uyên (xã Thượng Lộc) cũng được hình thành dựa trên nguồn vốn 2 tỷ đồng của Agribank chi nhánh huyện Can Lộc. Đến nay, HTX đã vận hành thành công hệ thống nhà màng theo công nghệ mới, mỗi năm sản xuất 3 vụ, mỗi vụ 10 tấn, doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm.

140d5100844t5095l0 69d6055958t62090l0

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của HTX Thương mại và dịch vụ cây trồng Đồng Uyên (xã Thượng Lộc)

Ông Trần Đình Chiến – Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Can Lộc cho hay: “Dư nợ của đơn vị hiện đạt 1.200 tỷ đồng, trong đó khoảng 95% là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Đơn vị luôn ủng hộ những dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra sản phẩm hàng hóa phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng hướng dẫn thủ tục, hồ sơ nhanh chóng và giải ngân kịp thời vốn vay. Trong giai đoạn ảnh hưởng COVID-19 như hiện nay, Agribank triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ. Đặc biệt, từ 15/7 - 31/12/2021, đơn vị thực hiện giảm lãi suất 10% trên lãi suất hiện hành”.

Không chỉ Nghi Xuân, Can Lộc mà bà con nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đều được tiếp vốn từ Agribank chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh để đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

140d5100715t35875l0

Agribank chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh quan tâm cấp vốn cho các mô hình nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Ông Võ Huy – Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Với sứ mệnh đồng hành cùng “tam nông”, ngân hàng luôn có chiến lược đầu tư dài hơi cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt quan tâm cấp vốn cho các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật. Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ toàn chi nhánh đạt 8.964 tỷ đồng, trong đó dư nợ lĩnh vực nông nghiệp đạt trên 8.300 tỷ đồng, chiếm khoảng 93% tổng dư nợ”.

“Đơn vị cũng đang tích cực triển khai các gói tín dụng ưu đãi đến khách hàng như gói hỗ trợ các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng COVID-19 với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm và nhiều gói tín dụng ưu đãi khác. Đây là cơ hội để người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao” – Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh Võ Huy thông tin thêm.

Theo Thu Phương/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Hôm nay40,912
  • Tháng hiện tại994,724
  • Tổng lượt truy cập92,168,453
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây