Khi chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, các hộ nông dân trong tỉnh không chỉ tìm tòi trồng những giống cây đang được người tiêu dùng ưa chuộng mà còn nhạy bén trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Có những hộ đã thu về gần tỷ đồng/năm. Trang trại Surfam là một trong những điển hình tích tụ ruộng đất, trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Trên diện tích 5,5 ha, trang trại Surfam của gia đình anh Trần Văn Thưởng, xã Hồng An (Hưng Hà) trồng hàng nghìn cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP như táo lê, ổi lê, cam Vinh, cam đường canh... Ngoài trồng cây ăn quả, anh Thưởng còn nuôi gà thịt, tận dụng nguồn phân ủ mục bón cho cây trồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về của trang trại Surfam vào khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.
Thôn Ngoại Trang, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà bắt đầu chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả từ hơn 10 năm trước. Nổi bật nhất là gia đình ông Vũ Văn Tuyến với diện tích trồng 2 mẫu cây thanh long cho hiệu quả trên 550 triệu đồng mỗi năm.
Ngoài ra, mô hình chuyển đổi sang trồng cây mít kết hợp một số loại cây ăn quả như mô hình của anh Nguyễn Duy Dự ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy. Với diện tích 3 ha hầu hết là những ruộng lúa dân bỏ hoang, ruộng lúa năng suất thấp sau đó thuê máy móc cào luống, bơm cát, cải tạo để có được trang trại mang tên “Duy Dự” hôm nay. Hiện nay, gia đình anh Dự đang trồng khoảng 600 cây mít Thái siêu sớm và hàng trăm cây khác bao gồm táo, bưởi, cam chanh các loại. Vậy mà chỉ riêng cây mít một năm đã cho thu nhập từ 400-500 triệu đồng. Anh Dự cho biết, mít là cây dễ tính, ít sâu bệnh, nhiều năm trở lại đây nhu cầu của thị trường đối với quả mít tăng cao, chính bởi lẽ đó mà khâu tiêu thụ sản phẩm rất dễ dàng, hơn thế nữa giống mít thái này lại có ưu điểm rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng miền Bắc, chăm sóc tốt mít cho quả quanh năm.
Bên cạnh đó là rất nhiều mô hình trồng, lưu giữ và bảo tồn giống cây ăn quả “đặc sản” mang tính đặc thù của địa phương có chất lượng ngon, đã tồn tại từ lâu đời tại địa phương như: Mô hình hồng xiêm Lô Giang tại huyện Đông Hưng với đặc điểm nổi trội hơn như năng suất cao, quả to, mọng, thịt mịn, vị thanh ngọt, thơm nên được người tiêu dùng ưa chuộng và trồng càng lâu năm thì cây càng xanh tốt; Người dân nơi đây còn có mong muốn là sớm xây dựng được thương hiệu cho hồng xiêm Lô Giang. Điển hình có gia đình ông Nguyễn Văn Đang xã Lô Giang, Đông Hưng, trên diện tích 9 sào với 60 cây Hồng xiên Lô Giang, mỗi vụ thu hái ông thu lãi hơn 100 triệu đồng./
T.Hiền/https://www.mard.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;