Học tập đạo đức HCM

“Ống tiền tiết kiệm” góp gần 9 tỷ đồng giúp phụ nữ Hương Khê phát triển kinh tế

Thứ năm - 15/07/2021 07:07
Từ năm 2016 đến nay, mô hình "Ống tiền tiết kiệm" của hội viên phụ nữ huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã góp được gần 9 tỷ đồng. Số tiền này giúp nhiều gia đình trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống.
122d3101707t7784l2 1

Chị Phạm Thị Nga (thôn 12, xã Hà Linh) dành dụm khoảng 100 nghìn đồng mỗi tháng để bỏ ống tiết kiệm.

Nhiều năm nay, vào cuối mỗi tháng, chị Phạm Thị Nga (thôn 12, xã Hà Linh) lại dành dụm đủ số tiền khoảng 100 nghìn đồng để bỏ vào ống tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm này không dành cho gia đình mà chị để giúp đỡ phụ nữ nghèo của thôn nhằm hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chị Nga chia sẻ: “Thực ra, để có số tiền tiết kiệm đều đặn hằng tháng, chúng tôi cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, với cách tiết kiệm hợp lý thì chúng tôi hoàn toàn có thể làm được, tính ra mỗi ngày, chúng tôi chỉ góp 3-4 nghìn đồng. Đặc biệt, khi thấy nguồn tiền tiết kiệm được sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao thì chúng tôi càng phấn khởi”.

108d4142631t14934l0

Số tiền tiết kiệm của phụ nữ thôn 12, xã Hà Linh đã góp phần giúp gia đình bà Thanh xây dựng nhà ở.

Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn 12, xã Hà Linh Vương Thị Quý phấn khởi: "Từ số tiền ủng hộ của chị em trong thôn, chúng tôi cùng với Chi hội Nông dân phối hợp góp sức để xây cho gia đình bà Phan Thị Thanh căn nhà khoảng 20 m2.

Được biết, Chi hội Phụ nữ thôn 12, xã Hà Linh có 52 hội viên. Tuỳ lòng hảo tâm, trung bình mỗi ngày, chị em tiết kiệm vài nghìn đồng để bỏ vào ống tiền tiết kiệm. Hằng năm, cứ vào dịp 8/3, 20/10 hoặc dịp đặc biệt khác, chị em lại tổ chức mở ống tiết kiệm. Số tiền ưu tiên để tặng quà, động viên các gia đình khó khăn. Bên cạnh đó, khi dôi dư sẽ cho các hội viên nghèo vay không tính lãi để phát triển chăn nuôi, sản xuất.

130d4122433t9183l2 122d3102125t81205l0

Chị Nguyễn Thị Tân đã vươn lên phát triển kinh tế từ nguồn ống tiền tiết kiệm.

Với chị Nguyễn Thị Tân (thôn 12, xã Hà Linh), nguồn vay hỗ trợ của ống tiền tiết kiệm đã trở thành động lực để gia đình chị vươn lên thoát nghèo.

Chị Tân chia sẻ: "Trước đây, gia đình gặp nhiều khó khăn nên được chi hội cho vay tiền. Từ số tiền này, tôi đã xây dựng mô hình chăn nuôi gà. Đến năm 2019, tôi được vay thêm hơn 10 triệu đồng và cùng với nguồn vốn khác để nuôi thêm lợn, bò. Đến nay, ngoài hàng trăm con gà, gia đình có 4 con lợn và 4 con bò. Kinh tế gia đình đã ổn định hơn nên tôi đã gom góp, trả lại tiền vay để chị em khác có cơ hội được hỗ trợ.

Tương tự, mô hình “Ống tiền tiết kiệm” ở thôn 4, xã Hòa Hải được duy trì từ nhiều năm qua đã trở thành “chất keo” gắn kết tình làng nghĩa xóm, gắn kết chị em trong thôn với nhau.

Chi hội trưởng Phạm Thị Ánh cho hay, tháng 4 vừa qua, chi hội vừa thống nhất mở ống tiền tiết kiệm đột xuất ủng hộ chị Nguyễn Thị Khánh 1,1 triệu đồng để hỗ trợ tiền thuốc cho chồng không may bị tai nạn. Những món quà nhỏ nhưng kịp thời như vậy đã một phần giúp gia đình chị Khánh và nhiều người khó khăn, hoạn nạn khác vượt qua khó khăn.

122d3102323t81744l0

Chi hội phụ nữ thôn 4, xã Hòa Hải trích 1,1 triệu đồng ủng hộ gia đình chị Nguyễn Thị Khánh khi chồng bị tai nạn (ảnh tư liệu).

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hương Khê Trương Thị Hằng cho biết, mô hình “Ống tiền tiết kiệm” đến nay được triển khai trên tất cả 220 chi hội trong toàn huyện. Tuỳ theo hoàn cảnh gia đình, có người góp 10 nghìn, người 50 nghìn, cũng có người khá giả thì góp cả trăm nghìn mỗi tháng. Trước đó, hội cũng đã triển khai mô hình hũ gạo tiết kiệm để quyên góp giúp đỡ chị em. Điều đáng quý nhất là dù chị em hội viên vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã tự nguyện san sẻ, hỗ trợ những gia đình khó khăn hơn.

Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện Hương Khê có 60.654 lượt chị em tham gia mô hình ống tiền, hũ gạo tiết kiệm với tổng số tiền tiết kiệm được gần 9 tỷ đồng và 21.076 kg gạo; trích hỗ trợ cho 1.555 người với số tiền 643 triệu đồng.

Đặc biệt, các địa phương đã linh động dùng số dư tiết kiệm hàng năm để cho các hội viên khó khăn vay vốn làm ăn. Trong 5 năm, “Ống tiền tiết kiệm” đã giúp hơn 1.500 lượt hội viên, phụ nữ nghèo vay vốn phát triển kinh tế.

 

Theo Dương Chiến/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập101
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm99
  • Hôm nay23,321
  • Tháng hiện tại574,034
  • Tổng lượt truy cập83,630,029
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây