Học tập đạo đức HCM

Canh tác hữu cơ - Háo hức & lo lắng

Thứ bảy - 24/03/2018 10:31
Làm nghề nông ai cũng làm được, nhưng làm nông nghiệp hữu cơ, nếu tâm không có chút tư tưởng vô vi sẽ khó bền. Khái niệm còn bỡ ngỡ với không ít nông dân, đang hiện diện ngoạn mục từ mồ hôi cần mẫn và niềm hứng khởi của những người háo hức tìm cách làm mới, bền vững. Điều đáng mừng là đã có nhiều người hơn chọn nông nghiệp hữu cơ. Nhưng vẫn còn đó những băn khoăn cho sự phát triển.

Những người rẽ ngang

Nhiều người có tuổi thơ gắn bó với chú dế mèn tự do của nhà văn Tô Hoài: tự do phiêu lưu, tự do khám phá thế giới, khám phá tình người rồi hiểu được không đâu bằng ngôi nhà của mình. Dường như dế mèn trở thành cảm hứng cho một số người bạn của ngày hôm nay, ở một trang trại mang chính cái tên Dế Mèn. Trang trại được những chủ nhân của nó gửi gắm ý nguyện: Tìm một chốn để về, về với mẹ thiên nhiên, về với sự thanh sạch, về với cách trồng cấy sơ khai trên nền phù sa đỏ màu mỡ trên khúc quanh của tả ngạn sông Hồng.

Chỉ cần đi men theo đường bờ đê dài tới qua khu đền Trạch Đà, Mê Linh, rẽ ra ngoài bãi bồi là tới trại. Từ thành phố toàn nhà cao tầng ra đến bãi, thấy trên là trời, bốn hướng là trời, dưới là đất bằng trơn, không phải đất thì lại là sông mênh mang một dải. Những khoảnh cà chua, đậu biếc mùa đầu đã ra hoa, ra trái. Hoa cải vàng, trắng đan xen. Nhóm kỹ sư i-Nature đã từ bỏ hơn chục dự án nông nghiệp hữu cơ khác đang triển khai để tập trung cho trại Dế Mèn. Lựa chọn nông nghiệp xanh, vợ và con của TS Nguyễn Hồng Long, một thành viên sáng lập của i-Nature, đều định cư tại Autralia được mấy năm, nhưng anh vẫn ở lại Việt Nam tiếp tục giấc mơ dang dở về nông nghiệp hữu cơ và năng lượng sạch.

Giọng nói gấp gáp, có phần vội vã, nhìn qua thấy khô, đến khi mở trại Dế Mèn lại đen và gầy hơn, càng nói chuyện, lại càng thấy bị cuốn vào nông nghiệp hữu cơ ngay. Cùng với anh Long, có anh Phong, mười mấy năm làm chuyên gia quản lý dự án cho Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức phi chính phủ, hay Phạm Thu Trang, giảng viên Trường đại học Nông nghiệp I, đều bỏ ngang nghề theo nghiệp hữu cơ. Bước vào cuộc phiêu lưu mới, nhiều khi chỉ từ một nỗi đau lòng khi thấy người mẹ làm nông tảo tần bao năm sức khỏe suy giảm vì dùng quá nhiều hóa chất, hay vì bị thuyết phục bởi tâm huyết và ước mơ tốt đẹp hướng đến thiên nhiên.

Lên Chương Mỹ (Hà Nội), nông trại của hai vợ chồng chị Tuệ, bút danh Thùy Linh, nằm giữa cánh đồng rộng mênh mông, tĩnh lặng. Hai vợ chồng đều là văn nghệ sĩ, chị là nguyên Phó Giám đốc VFS, anh hiện làm cộng tác viên thiết kế cho báo Lao động, cũng vác cuốc trồng cây như ai. Hầu hết tri thức làm nông nghiệp hữu cơ ứng dụng cho trại chủ yếu đến từ Youtube, rồi mày mò tự làm. Sau mấy tháng thành lập, khu trại là cả một thế giới handmade: Phòng riêng làm đồ da cũng kéo đột chỉ khâu, phòng lưu trữ nông sản tránh chuột tự chế làm bằng các tấm lưới lớn, bếp sấy quây bốn mảnh tôn để sấy mứt cà chua tốc độ sấy và tiết kiệm hơn hẳn lò sấy điện… Về hưu, anh chị muốn làm cái gì đó khác hẳn đi.

Còn phải kể đến Viện trưởng Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ Nguyễn Văn Cường cũng từng làm báo, đang chuẩn bị cho dự án đưa nông nghiệp hữu cơ ra Trường Sa. 10 tấn giun đỏ, cỏ Vertiver, theo kế hoạch, sẽ được đưa ra tặng cho lính đảo.

Cái hay, cái khó của nghề

Canh tác hữu cơ, theo cách hiểu đơn giản nhất có thể là không sử dụng hóa chất vô cơ trong canh tác. Phương thức canh tác hữu cơ coi thiên nhiên là một tổng thể minh triết và hoàn hảo, nên cách vận hành của thiên nhiên luôn hợp lý hơn ý chí con người. Cây cỏ không thể sống rời đất, nơi có những loài vi sinh nhỏ bé hay những khoáng chất với tỷ lệ cực nhỏ cũng làm biến đổi chất lượng cây trồng. Các loại cây rau không thể thiếu các loại cây gia vị, cây thuốc kháng sâu bệnh, hay một ruộng rau không thể thiếu các cây cúc thu hút bướm sâu. Tất cả sống cùng nhau trong sự hài hòa và bình yên, làm thành vòng tuần hoàn khép kín tương tự như trong tự nhiên.

Nhưng theo được hữu cơ không đơn giản, lại bị ràng buộc bởi nhu cầu lợi nhuận, nên niện nay, phổ biến hiện tượng nhiều trang trại trà trộn sản phẩm ngoài, hoặc bón thúc vô cơ. Hiện một kg rau lá hữu cơ bán lẻ giá 30-35 nghìn đồng, mua đồng giá tại ruộng 15 nghìn đồng, gấp đôi so phương pháp trồng rau thông thường, gấp rưỡi so rau an toàn. Khách hàng toàn người mua vì tin tưởng. Khách không mặc cả dù giá cao, khách trung thành mua theo ship, không mua chợ dù tiện đường. Khách mua vì hiểu sự quan trọng của thực phẩm an toàn với sức khỏe, nên mua rồi sẽ mua tiếp nữa. Và câu chuyện chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, chứng minh được phương pháp nuôi trồng, bảo toàn uy tín luôn đóng vai trò quan trọng.

Người làm hữu cơ khó tính phải kiêm nhiệm cả khâu phân phối, không dám chia việc, không phải vì không hiểu sự quan trọng của truyền thông hay khâu phân phối, mà vì muốn bảo đảm đến cùng chất lượng từng cọng cỏ, mớ rau. Nhóm khách quen nhà chị Tuệ lập thành một group kín trên facebook thông báo khi vườn có rau. Người chồng nghệ sĩ tuần hai ba lần đánh xe đi giao rau. Có lúc không đủ hàng để bán, có lúc như đầu xuân bắp cải và cà chua quá nhiều. Vậy là, vẫn câu chuyện chuỗi giá trị, vẫn câu chuyện thừa thiếu muôn thuở. Khác chăng, mỗi nơi sẽ lựa chọn hình thức phân công chuỗi phù hợp. Mà phức tạp nhất không nằm ở đầu ra khó bán hay giá cao so thu nhập chung, vì hiện tại trình độ hiểu biết và nhu cầu của người dân đã tăng lên, người dân chấp nhận tin tưởng, chấp nhận sử dụng các mô hình của nước ngoài như thuê luống, thuê vườn, đặt mua trước cả tháng… khác hẳn thời gian cách đây mấy năm. Người trồng hữu cơ bây giờ, băn khoăn nhiều nhất, là kiểm soát chất lượng sản phẩm. Vì loại hình này vốn không cần nhiều, sức có thể có nhiều cách tiết kiệm, đầu ra không thiếu, nhưng lại cần nhất sự cầu kỳ, chăm chút đến tỉ mẩn. Tỉ mẩn từ việc mua giống rau ở đâu, tới việc sử dụng cách nào trừ sâu hay 9 giờ tối phải chăng đèn bắt sâu. Cho tới việc phải bọc lót phức tạp, hay giao hàng ngay khi vừa thu hái.

Việc mua giống cho rau an toàn khá đơn giản, vẫn được sử dụng hóa chất bảo quản nên hạt giống để được lâu, dễ dàng mua được tại các quầy bán vật tư nông nghiệp. Hoặc đơn giản là bà con tự sản xuất hạt giống, tự ươm tạo cây con. Giống rau hữu cơ lại khác, giống để lâu, không có hóa chất, không khí nóng ẩm nhiệt đới khiến hạt dễ nảy mầm, dễ hư hoại. Nhiều trại phải nhập giống nước ngoài bên cạnh việc lấy giống từ các cơ sở tin cậy. Tất cả, đều có giá rất cao khiến tỷ lệ chi tiêu cho giống trong canh tác hữu cơ cao hơn hẳn. Một trong số các nguồn giống tin cậy nhất cho nông nghiệp hữu cơ đến từ Israel, nổi bật trong thời gian gần đây với lựu không hạt, các loại cây hoa quả chất lượng cao, và với giá rất cao. Theo ông Naschon Lahav, Giám đốc Phát triển kinh doanh Khu vực quốc tế của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Vận tải Asean, phân phối giống Israel tại Việt Nam, nguồn giống Israel sẽ đem lại chất lượng và sản lượng tốt nhất nếu được sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu hữu cơ từ Israel. Vậy nhưng phải chờ khoảng 1-2 năm cho các thủ tục kiểm nghiệm được tiến hành theo đúng pháp luật thì các loại chế phẩm hữu cơ ấy mới được lưu hành. Và chặng đường xin giấy phép, không nói ai cũng biết, khá gian nan và khó lý giải với người ngoại quốc.

Điều đáng nói ở đây, không phải là hiệu quả của công nghệ nước ngoài, thậm chí kể cả đắt, thì vẫn có người mua. Chứng tỏ việc kinh doanh hoàn toàn bằng công nghệ nước ngoài vẫn đem lại lợi nhuận cao, cái đáng tiếc nhất chính là chúng ta chưa tự nghiên cứu được những công nghệ như vậy để ứng dụng. Đã có những chế phẩm của Việt Nam sử dụng chiết xuất từ lá cây Neem, lá cây ổi… trừ sâu, từ con giun đỏ, từ phân tằm… làm phân bón, mà để tạo thị trường sôi nổi sẽ cần nhiều hơn nữa những sáng chế của chính người Việt ứng dụng đặc thù trên mảnh đất này. Cần sự chờ đợi, cũng giống như khu vườn đã có sẵn hạt giống cũng cần một thời gian mới có thể vươn mầm xanh lá, mới đủ hình hài và trao lại cho đời cây trái ngọt.

 

Theo Báo Nhân dân

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm169
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại285,171
  • Tổng lượt truy cập92,662,835
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây