Học tập đạo đức HCM

Hai bạn trẻ 9X giải cứu nông sản bền vững với "Ngỗng"

Thứ ba - 20/03/2018 08:12
Hai bạn trẻ 9X quyết định khởi nghiệp bằng cách chế biến các sản phẩm nông sản hữu cơ và nông sản sạch và đặt tên cho sản phẩm của mình là “Ngỗng”.

Kinh nghiệm và sáng tạo

Bùi Ngọc Cường cho biết: “Người nông dân trồng rau hữu cơ PGS đã vất vả (rau PGS là gọi chung cho rau củ quả của PGS hiện có tới 40-50 loại). Nếu thời tiết mưa lũ kéo dài còn có thể cuốn trôi công sức của bà con. Nếu có thể chế biến sản phẩm từ rau PGS sẽ giúp bà con nông dân giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng mưa lũ đã mất trắng mà được mùa thì khó bán. Điều chúng em làm không phải là giải cứu nông sản nhất thời mà phải làm sao để giúp bà con tiêu thụ sản phẩm nông sản một cách bền vững, chủ động”.

Trong khi đó, theo Bùi Thị Hay, các bạn mong muốn được đồng hành cùng nông dân. Nông dân sống được, làm chủ trên mảnh ruộng của mình và hai bạn cũng có thu nhập từ chính năng lực, kĩ năng của bản thân. Hiện, sản phẩm chế biến từ nông sản hữu cơ nội địa chưa nhiều, chưa đa dạng và người tiêu dùng vẫn phải mua hàng ngoại nhập với giá rất cao.

Trong vườn rau PGS mọi người có thể thấy sự phong phú và đa dạng các chủng loại cây, thuận theo thời vụ của thiên nhiên. Đa dạng chủng loại là lợi thế đồng thời là thách thức nhưng Hay và Cường tin rằng, trong tương lai, sản phẩm chế biến từ rau hữu cơ cũng sẽ đa dạng như kết tinh của một khu vườn sinh thái.

Nghĩ là làm, hai bạn đã bắt đầu chế biến từ những sản phẩm rất cơ bản, truyền thống từ chính kinh nghiệm của các bà các mẹ nhưng kết hợp với sự sáng tạo cải tiến và kiến thức khoa học. Ví dụ như món kim chi cải bắp lấy ý tưởng từ kim chi cải thảo của Hàn Quốc áp dụng phương pháp muối dưa truyền thống của Việt Nam. Nguyên liệu cải bắp cũng giúp món ăn giòn lạ hơn cải thảo nhưng quan trọng hơn là giúp tiêu thụ thêm một chủng loại rau nữa của nông dân.

Ngoài ra, hiện các bạn đã chế biến được nhiều loại khác như tương ớt, tương cà chua, mứt cà rốt, mứt gừng… Năm 2018, hai bạn trẻ dự tính sẽ đưa ra thị trường thêm nhiều loại sản phẩm từ rau PGS nữa.

ngong-3.jpgCác sản phẩm "Ngỗng" hy vọng có thể giải cứu nông sản bền vững 
 

Vì “hệ sinh thái nông nghiệp bền vững”

Trước đó, vốn quan tâm đến nông nghiệp, nông dân Bùi Ngọc Cường quyết định học khoa chăn nuôi thú y ở Học viện Nông nghiệp. Sau đó, Cường sang Hà Lan du học về phát triển bền vững với hy vọng sau này có thể tự mở một công ty nông nghiệp công nghệ cao.

Tuy nhiên, trong quá trình học Cường phát hiện ra ngay cả những nước có nền nông nghiệp hiện đại như Pháp, Hà Lan, nông dân vẫn biểu tình phản đối, đổ sữa, nông sản ra đường vì giá quá rẻ. Người tiêu dùng Mỹ vẫn xuống đường biểu tình phản đối dù các sản phẩm nông nghiệp mang tính cách mạng như GMO.

Cường không bài trừ công nghệ cao, nhưng tin rằng, giải pháp tốt nhất phải mang lại giá trị không chỉ về kinh tế mà còn là sự phát triển bền vững cho con người, môi trường.

Năm 2016, Cường khiến gia đình, thầy cô sốc nặng khi bỏ học về nước giữa chừng để tự tìm con đường phát triển một “hệ sinh thái nông nghiệp bền vững” của chính mình. Cường đã dành hơn 1 năm trải nghiệm từ Bắc vào Nam để tìm hiểu thực trạng nông nghiệp Việt Nam các mô hình nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, gặp gỡ và giao lưu xây dựng network với các bạn trẻ.

Lúc đó trong đầu Cường vẫn chỉ là ý tưởng, niềm tin còn mơ hồ với ngay chính bản thân bạn nên không thể giải thích rõ ràng cho mọi người xung quanh. Bố mẹ Cường đã không hiểu và gần như thất vọng hoàn toàn vì “đứa con phá gia tri tử” đã không nối nghiệp kinh doanh của gia đình còn bỏ học lang thang, không nghề nghiệp ổn định. Trên hành trình của mình, Cường đã dừng lại rất lâu ở Hội An khi lần đầu tiên gặp mô hình rau hữu cơ.

Thấy thực sự bất ngờ vì nông dân đã làm rất tốt không chỉ sản xuất được những sản phẩm hữu cơ, mà còn giáo dục cho các em nhỏ về nông nghiệp và hướng dẫn viên du lịch cho các khách hàng, điều quan trọng nhất là nhìn họ vô cùng hạnh phúc. Sau đó Cường tìm hiểu thêm về PGS và xin vào làm việc tại Hệ thống chứng nhận hữu cơ đảm bảo có sự tham gia dành cho các hộ nông dân. Cùng làm với Cường trong PGS còn có Bùi Thị Hay, tốt nghiệp Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp.

Quá trình làm tại Hệ thống đã giúp hai bạn hiểu sự khó khăn, vất vả và tâm huyết của những người nông dân khi sản xuất hữu cơ và cả hai đều muốn gắn bó, hỗ trợ, đồng hành cùng nông dân sản xuất rau hữu cơ PGS. Đó là lý do vì sao Cường và Hay đã quyết định phát triển công ty sản xuất chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ và nông sản sạch của người nông dân...

Hoàng Vũ/phunuvietnam.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm195
  • Hôm nay71,343
  • Tháng hiện tại902,070
  • Tổng lượt truy cập92,075,799
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây