Học tập đạo đức HCM

Ba Chẽ: Phát triển sản phẩm OCOP bền vững

Thứ ba - 22/09/2020 18:46
Thời gian qua, huyện Ba Chẽ đã có nhiều bước tiến trong việc phát triển sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh, định hướng cấp quốc gia với trà hoa vàng. Tuy nhiên, địa phương vẫn còn nhiều khó khăn đang được tập trung quan tâm tháo gỡ, thúc đẩy sự phát triển, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP…

Những năm qua, Ba Chẽ đã và đang tập trung theo hướng phát triển, nâng cao giá trị kinh tế các sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm OCOP chủ lực như: Trà hoa vàng, ba kích và các loại cây dược liệu khác theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ...


Sản phẩm trà hoa vàng của Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (Ba Chẽ) lâu nay có tiếng trên toàn tỉnh, hiện đang được xây dựng thương hiệu trà hoa vàng trở thành sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Trong phát triển sản phẩm OCOP không thể không nhắc đến anh Nịnh Văn Trắng, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ là điển hình nhất về những tỷ phú “chân đất” đi lên từ chương trình OCOP. Từ một anh nông dân người dân tộc Sán Chỉ, kiếm sống bằng nghề khai thác lâm sản, thu nhập bấp bênh đã trở thành Giám đốc một công ty kinh doanh nổi tiếng khu vực miền Đông Quảng Ninh.

Năm 2013, anh Nịnh Văn Trắng, thôn Bắc Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, là người mạnh dạn đăng ký tham gia chương trình OCOP với sản phẩm trà hoa vàng. Từ những hỗ trợ ban đầu, anh đã gặt hái được nhiều thành công. Năm 2017, anh đã mạnh dạn đứng ra thành lập công ty rồi tiếp tục cải tiến, bổ sung truy xuất nguồn gốc bằng mã QR-code trên bao bì, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ sấy lạnh, sấy thăng hoa... Đến nay, Công ty của anh đã có hàng chục sản phẩm, trong đó, sản phẩm trà hoa vàng đã đạt 5 sao. Huyện đang xây dựng thương hiệu trà hoa vàng trở thành sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Không chỉ sản phẩm trà hoa vàng, hiện nay, Ba Chẽ đang tập trung củng cố nâng cao chất lượng 9 sản phẩm OCOP khác được đánh giá phân hạng từ 3 sao trở lên của huyện. Để sản phẩm OCOP của huyện phát huy thế mạnh thì ngoài việc quan tâm mở rộng các vùng trồng nguyên liệu, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, Ba Chẽ cũng chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện cho các HTX, tổ hợp tác phát triển để tạo sự liên kết với các hộ nông dân. Cùng với đó, tiếp tục cải tiến bao bì, mẫu mã, tăng cường quản lý chất lượng để nâng tầm các sản phẩm OCOP; hỗ trợ cho hộ nông dân, chủ cơ sở, doanh nghiệp, HTX trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối thị trường, từng bước đưa các sản phẩm vào những trung tâm thương mại, siêu thị lớn.


Các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn sao của Hợp Tác xã Kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Minh Thơ, xã Đồn Đạc, Ba Chẽ.

Đặc biệt là huyện hoàn thiện, nâng cấp trà hoa vàng thành sản phẩm OCOP cấp quốc gia; củng cố, nâng cấp sản phẩm rượu ba kích. Theo đó, đối với sản phẩm trà hoa vàng cần nâng cấp bổ sung nội dung (chế biến sâu tạo sản phẩm chất lượng cao hơn, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm hấp dẫn hơn, nâng cấp nhà xưởng trang thiết bị); đối với sản phẩm rượu ba kích cần nâng cấp bổ sung nội dung (quy mô sản xuất, nhà xưởng máy móc thiết bị; chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm).

Tuy nhiên, theo đánh giá của huyện Ba Chẽ, ngoài những sản phẩm thế mạnh, một số sản phẩm của Ba Chẽ vẫn còn hạn chế ở khả năng tiếp cận thị trường; việc phát triển sản phẩm bị hạn chế; tiến độ triển khai dự án phát triển cây dược liệu còn chậm. Như trong 9 tháng năm 2020, cây dược liệu trên địa bàn mới triển khai được 23,47/283ha bằng 8,3% kế hoạch (KH), gồm: Trà hoa vàng 17,87/103ha bằng 17,3% KH, ba kích 4,6/148ha bằng 3,1% KH, dược liệu khác 1/32ha bằng 3,1% KH...

Do đó, thời gian tới, Ba Chẽ tập trung nâng cao, kiểm soát chất lượng sản phẩm, kết nối xúc tiến thương mại. Đối với nhóm sản phẩm đạt 3-5 sao, huyện hướng dẫn đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tự công bố tiêu chuẩn với từng sản phẩm, dán tem điện tử thông minh quản lý, truy xuất nguồn gốc; chú trọng kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh sản phẩm, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Huyện cũng quan tâm tới công tác xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để các đơn vị hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo nâng cao năng lực quản trị, điều hành. Đồng thời, phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật triển khai Dự án Khoa học công nghệ về nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại trên cây trà hoa vàng; phê duyệt và triển khai nhiệm vụ KH&CN “Sản xuất giống trà hoa vàng Camellia Chrysantha bằng công nghệ nuôi cấy mô”.

Theo Trung Thành/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay17,517
  • Tháng hiện tại210,610
  • Tổng lượt truy cập92,588,274
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây