Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thứ tư - 09/10/2024 09:59
Thời gian gần đây, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với canh tác truyền thống. Những ưu điểm này, cộng với tác dụng rõ rệt trong bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã khẳng định là một trong những giải pháp thúc đẩy sản xuất bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
 Tổ hợp tác sản xuất lúa thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên đã sản xuất 4 vụ liên tiếp bằng phương pháp máy cấy mạ khay và canh tác theo hướng hữu cơ. Vùng sản xuất này áp dụng hoàn toàn quy trình sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ, dùng phân bón cho sản xuất hữu cơ, không phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Chỉ mới đưa vào thử nghiệm 5 ha vào năm 2023 do Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh triển khai, đến nay diện tích sản xuất lúa hữu cơ ở xã Cẩm Bình đã lên đến gần 20 ha. Sau thời gian ngắn, không chỉ xây dựng được các vùng sản xuất chất lượng cao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, là vùng sản xuất lúa đầu tiên ở Hà Tĩnh được cấp giấy chứng nhận sản phẩm lúa hữu cơ tại xã NTM kiểu mẫu Cẩm Bình.
Theo Ông Nguyễn Kỳ Việt - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất lúa thôn Bình Quang, trong vụ đông xuân vừa qua, lúa của tổ hợp tác được doanh nghiệp thu mua tại ruộng với giá 12.000 đồng/1 kg lúa tươi, trong khi lúa truyền thống giá chỉ từ 7.000 đến 9.000 đồng/kg. Hiệu quả kinh tế là rõ rệt, nên người dân phấn khởi và tự tin tiếp tục phương thức canh tác hữu cơ cho những vụ tiếp theo..
1 le trao chung nhan va ra mat san pham gao huu co cho thon binh quang xa cam binh huyen cam xuyen
 Lễ trao chứng nhận và ra mắt sản phẩm gạo hữu cơ cho thôn Bình Quang xã Cẩm Bình huyện Cẩm Xuyên
 Trên diện tích gần 10 ha, Hợp tác xã Thần Nông, xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ sản xuất lúa hữu cơ tại vùng nuôi rươi, cáy. Theo Anh Phạm Hải Thăng - Giám đốc HTX Thần Nông, xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ: “Trong suốt quá trình canh tác, hoàn toàn sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học, làm cỏ thủ công, và sử dụng công nghệ tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường. Lúa sản xuất theo hướng hữu cơ cho thấy chất lượng tốt: hạt to, bóng mượt, dẻo và hương vị thơm ngon. Kết thúc vụ lúa xuân năm nay, mô hình lúa hữu cơ đưa lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần so với trước.”
2gao duoc san xuat tren ruong ruoi theo huong huong huu co tai xa bui la nhan huyen duc tho
      Gạo được sản xuất trên ruộng rươi theo hướng hướng hữu cơ tại xã Bùi La Nhân huyện Đức Thọ.
Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn được xác định là một trong những nhiệm vụ đột phá của huyện Đức Thọ. Theo đó, huyện đã ban hành nhiều nghị quyết, văn bản chỉ đạo, đẩy mạnh tập trung, tích tụ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa…
Theo ông Bùi Khắc Phong, Phó Trưởng phòng Phụ trách Phòng NN&PTNT UBND huyện Đức Thọ, thời gian gần đây, huyện chuyển hướng mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Đến nay, toàn huyện đã có nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi sản xuất hữu cơ. Một số mô hình thử nghiệm như lúa hữu cơ đã cho kết quả rõ nét, nhất là thu nhập cao, hệ sinh thái đồng ruộng được phục hồi, và đặc biệt là đã tác động đến tư duy canh tác của người dân. Đây chính là những tiền đề quan trọng để huyện thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
 Xác định nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, là giải pháp sản xuất bền vững trong xây dựng nông thôn mới, các địa phương đã đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn liên kết chuỗi giá trị. Đây là một trong những giải pháp then chốt, khắc phục được những hạn chế trong sản xuất truyền thống, đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như từng bước hình thành tư duy sản xuất mới.
Sau khi được tham quan mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm, với sự hỗ trợ của huyện, chị Võ Thị Thanh Kỷ, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang đã triển khai mô hình chăn nuôi quy mô 10 con lợn nái và lợn thịt, cùng với trồng thêm 500 gốc cam theo tiêu chuẩn hữu cơ. Theo chị Kỷ, cách thức sản xuất đã thay đổi hoàn toàn, đến nay bản thân không còn sử dụng thức ăn công nghiệp, thay vào đó là phối trộn nguyên liệu sẵn có để làm thức ăn cho lợn. Phân thải gia súc sẽ được xử lý bằng chế phẩm, tận dụng bón cho vườn cam thay cho phân bón hóa học.
3mo hinh lien ket nuoi lon huu co voi tap doan que lam tai huyen vu quang
 Mô hình liên kết nuôi lợn hữu cơ với Tập đoàn Quế Lâm  tại huyện Vũ Quang
 Rõ ràng, những mô hình sản xuất lúa, cây ăn quả và chăn nuôi theo hướng hữu cơ ở Hà Tĩnh đã cho thấy thành công bước đầu. Điều này không chỉ minh chứng cho triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn mà còn gợi mở nhiều hướng tổ chức, phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Bởi phương thức canh tác hữu cơ đã cho thấy, trên một đơn vị diện tích có nhiều cách thức để phát huy tiềm năng, tối ưu hiệu quả. Đó chính là lời giải cho bài toán sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới. Điều quan trọng hiện nay chính là thay đổi nhận thức của người dân- những chủ thể sản xuất trực tiếp, để thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi giá trị.
4 lanh dao huyen cam xuyen kiem tra mo hinh san xuat rau theo huong huu co
 Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên kiểm tra mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ
Nói về tầm quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, ông Lê Ngọc Hà- Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết thêm: “Để sản xuất nông nghiệp hữu cơ có tính bền vững ngay trên địa bàn huyện, thì phải tập trung cao cho công tác tuyên truyền, sản xuất hữu cơ nói là truyền thống nhưng lại là rất khoa học và đòi hỏi công nghệ rất cao. Vì vật việc tập trung chuyển giao các tiến bộ KHKT mới trong lĩnh vực sản xuất hữu cơ phải hết quan tâm, cần có sự chỉ đạo đồng bộ và có cơ chế chính sách đủ mạnh. Để chúng ta vừa làm quy mô nhỏ nhưng cũng phải có quy mô vừa và phải làm quy mô lớn và không chỉ quan tâm sản xuất mà cần phải đầu tư hỗ trợ để mở rộng chuổi liên kết tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân.”
 Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030”. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt 2.500 ha. Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ khoảng 2% trên tổng sản phẩm chăn nuôi với các sản phẩm có tiềm năng lợi thế như: mật ong, nhung hươu, thịt các loại. Diện tích nuôi tôm hữu cơ đạt khoảng 2 - 3% tổng diện tích nuôi tôm, sản phẩm chủ yếu là tôm sú. Để thực hiện mục tiêu này, hiện nay nhiều địa phương trong tỉnh đã bắt nhịp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, sản xuất theo chuỗi giá trị. Từ những mô hình điểm, một số địa phương đã bắt đầu nhân rộng, đồng hành cùng người dân trong chuyển đổi cơ cấu cây con phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hữu cơ, sản xuất hàng hóa.
Những mô hình nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Hà Tĩnh đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, không chỉ gia tăng giá trị sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, mà còn từng bước phục hồi hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, hình thành tư duy sản xuất an toàn, trách nhiệm cho người dân. Đây mới chính là yếu tố căn bản nhất để các địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn, xây dựng nông thôn mới bền vững./.
                                                                                      Xuân Hồng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập256
  • Hôm nay39,148
  • Tháng hiện tại698,475
  • Tổng lượt truy cập93,076,139
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây