Kế hoạch nhằm phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung gắn với truy xuất nguồn gốc trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương, vùng sinh thái; ứng dụng quy trình sản xuất tiên tiến để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đa dạng chủng loại… đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm rau chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có khả năng cạnh tranh cao.
Hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn; làm tốt công tác truy xuất nguồn gốc.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau. Nhà nước tạo cơ chế, chính sách và đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Kế hoạch đặt chỉ tiêu đến năm 2030 diện tích sản xuất đạt 13.830ha, năng suất 76,02 tạ/ha, sản lượng trên 105.000 tấn. Trong đó diện tích vùng rau tập trung 758ha; diện tích rau an toàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc 400ha.
Kế hoạch đặt ra nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung là tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về định hướng, chủ trương, chính sách và sự cần thiết đẩy mạnh sản xuất, phát triển rau an toàn; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sản xuất rau, củ, quả nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Các huyện, thành phố, thị xã căn cứ kế hoạch, xác định quy mô vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đầu tư nguồn lực để xây dựng, phát triển và tổ chức sản xuất có hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trồng trọt; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng rau, ưu tiên tại các vùng tập trung; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất rau từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ phát triển HTX cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực cho các thành viên HTX sản xuất rau an toàn để xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất.
Đối với hộ gia đình sản xuất rau, cần liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã và THT để sản xuất rau tại các vùng tập trung, gắn với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mã số vùng trồng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ về quy trình sản xuất rau an toàn, sơ chế, bảo quản rau,..
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất rau. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn gắn với mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.
Đa dạng hóa các kênh phân phối rau an toàn, đưa các sản phẩm rau an toàn Hà Tĩnh lên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.
Ngô Thắng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;